Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Tín hiệu vui ngay từ đầu năm

Thứ Hai 30/01/2023 | 10:23 GMT+7

VHO- Theo Tổng cục Du lịch, 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết, tức 21 - 26.1), cả nước ước phục vụ 9 triệu lượt khách nội địa (tăng khoảng 47,5% so với cùng kỳ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022).

Khoảng 9 triệu khách du lịch nội địa dịp Tết Nguyên đán 2023

 Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới nền kinh tế vẫn rất rõ nét, dù lượng khách tăng nhưng mức chi tiêu của khách du lịch lại giảm. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 17.500 tỉ đồng (giảm 30% so với cùng kỳ).

Trong tổng số khách nội địa, khách có lưu trú ước đạt 2 triệu lượt (giảm khoảng 37,5% so với cùng kỳ), công suất phòng trung bình ước đạt 40 - 45%. Các cơ sở lưu trú du lịch đã xây dựng hàng loạt chương trình khuyến mãi, cùng chuỗi các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tối đa nhu cầu của du khách. Giá phòng dịp Tết có sự tăng nhẹ 15-20%, số ngày lưu trú của khách tương đối thấp (1-2 ngày), không xảy ra tình trạng “cháy” phòng, tăng giá hay bán sai giá niêm yết thường thấy mỗi dịp lễ Tết.

Năm nay, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán dài 7 ngày cùng với thời tiết thuận lợi, nắng ấm ở nhiều nơi nên nhiều gia đình chọn đi du lịch ngay những ngày cuối tháng Chạp và đón giao thừa ở các điểm đến du lịch, tình hình du lịch nhộn nhịp hơn trên các địa phương. Một số điểm đến là lựa chọn hàng đầu gồm khu điểm du lịch văn hóa, lịch sử - tâm linh, sinh thái, các khu nghỉ dưỡng biển. Khách chủ yếu là khách lẻ, khách đi theo gia đình, thăm thân và đa số lưu trú tại các khách sạn 3 sao. Bên cạnh đó, xu hướng du lịch “ngắt kết nối” cũng được du khách ưa chuộng nhằm tận hưởng cuộc sống bên gia đình một cách nguyên sơ, trọn vẹn nhất. Một lượng không nhỏ khách Việt Nam lựa chọn các tour du lịch nước ngoài tới các nước khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia...

Các địa phương đã chủ động làm mới sản phẩm, chỉnh trang các khu, điểm du lịch và tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc thu hút du khách, làm nổi bật đặc trưng văn hóa của từng địa phương. Lượng khách du lịch tăng ở nhiều nơi như: TP.HCM, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Cần Thơ, Kiên Giang, Ninh Bình, Lào Cai, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Phú Yên... trong đó có Ninh Bình tăng gấp 25 lần so với dịp Tết năm 2022.

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam dịp Tết Nguyên đán tăng mạnh so với dịp Tết Dương lịch 2023. Đặc biệt với việc Trung Quốc đã chính thức mở cửa trở lại từ ngày 8.1 đã khiến thị trường du lịch quốc tế sôi động, nhộn nhịp hơn. Các cơ sở lưu trú ghi nhận số lượng đặt phòng của khách quốc tế đạt 30-40% tổng lượng đặt phòng dịp Tết. Các điểm đến được khách quốc tế yêu thích, lựa chọn là: Khánh Hòa, Ninh Bình, Tuy Hòa (Phú Yên), Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lào Cai…

Một số địa phương trọng điểm du lịch đã chủ động phối hợp cùng hãng hàng không và doanh nghiệp lữ hành tổ chức các sự kiện chào đón khách quốc tế tới “xông đất” đầu năm và thu hút khách quốc tế, qua đó khẳng định hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, thân thiện. Các hãng hàng không tăng cường thêm số chuyến bay, gia tăng phục vụ nhu cầu di chuyển của du khách dịp Tết Nguyên đán nên không xảy ra tình trạng chen lấn, mất trật tự an ninh. Các hãng lữ hành cũng đã xây dựng các tour du lịch phục vụ Tết Nguyên đán với nhiều sự lựa chọn, nổi bật ưu thế vùng miền, liên kết các điểm đến, đa dạng hoá dịch vụ, trải nghiệm nhằm tăng doanh thu dịp Tết.

Số lượng khách nội địa và quốc tế nói trên cho thấy những tín hiệu tích cực trong việc duy trì đà phục hồi, hoàn toàn vượt qua khó khăn sau gần 3 năm dịch bệnh của Du lịch Việt Nam. Đồng thời, chứng tỏ hướng đi đúng đắn, kịp thời của du lịch Việt Nam trong việc mở cửa, cơ cấu lại thị trường khách và chủ động làm mới sản phẩm. Tuy nhiên, có thể thấy, do ảnh hưởng của xu hướng suy thoái kinh tế toàn cầu và biến động kinh tế - xã hội trong nước, sức mua của du khách giảm. Khách nội địa và quốc tế đều hạn chế chi tiêu hơn khi sử dụng các dịch vụ du lịch trung và cao cấp.

Với những nỗ lực tái thiết hoạt động ngành Du lịch, Việt Nam cũng được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao thông qua các chỉ số và giải thưởng du lịch. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố chỉ số Năng lực phát triển du lịch Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp thứ52 trong số122 quốc gia vàvùng lãnh thổ, nằm trong số3 quốc gia cómức tăng điểm cao nhất thếgiới. Năm 2022, Việt Nam đạt nhiều giải thưởng danh giácủa Tổchức Giải thưởng du lịch thếgiới như: Điểm đến di sản hàng đầu thếgiới; Điểm đến hàng đầu châu Á… Tổng cục Du lịch được tiếp tục vinh danh làcơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á. 

NGUYỄN ANH

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top