Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng

Thứ Hai 30/01/2023 | 15:01 GMT+7

VHO - Ngày 30.1, UBND huyện Tuy An phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên tổ chức Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng. Đây là lễ hội được tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng hằng năm tại Di tích lịch sử quốc gia địa đạo Gò Thì Thùng thuộc xã An Xuân, huyện Tuy An.

Hội đua ngựa Gò Thì Thùng là hoạt động văn hoá đặc sắc và có thể xem là độc nhất vô nhị không chỉ của tỉnh Phú Yên mà còn của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Hội đua ngựa Gò Thì Thùng năm nay có sự tham gia của 32 con ngựa, phần lớn là ngựa cái chuyên thồ nông sản. Tinh thần “thượng võ” của những kỵ sỹ ngựa đã tạo ra không khí trường đua vô cùng sôi động và hấp dẫn. Bởi thế, với người dân Phú Yên xem ngày hội đua ngựa Gò Thì Thùng không chỉ mang ý nghĩa nêu cao tinh thần thượng võ, mà còn là nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của vùng đất Phú Yên.

Kết quả hội đua năm nay, anh Lê Thành Trung (xã An Hiệp) về Nhất với ngựa số 23; anh Lê Văn Thu (xã An Hiệp) về Nhì với ngựa số 28; anh Thái Văn Phát (xã An Thọ) xếp thứ Ba với ngựa số 4. Theo ông Huỳnh Văn Khoa, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, Hội đua ngựa Gò Thì Thùng là hoạt động văn hoá đặc sắc và có thể xem là độc nhất vô nhị không chỉ của tỉnh Phú Yên mà còn của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Năm nay, người dân trong tỉnh và du khách đến xem đua ngựa nhiều hơn mọi năm, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu Xuân mới.

Hàng nghìn người dân và du khách đến xem Hội đua ngựa Gò Thì Thùng

Hiện nay, nhiều người dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn sử dụng ngựa để chở nông sản và nhiều vật dụng trong sản xuất nông nghiệp. Ngựa thồ sử dụng để vượt qua địa hình gập ghềnh, trơn trượt mà các loại xe không thể di chuyển qua được. Một con ngựa có sức khỏe tốt có thể chở trên lưng trên 100 kg. Nhiều khách du lịch đến Phú Yên thích thú với những chú ngựa. Do vậy, ngựa còn được nuôi phục vụ hoạt động du lịch.

Được biết, Gò Thì Thùng nổi tiếng với hệ thống địa đạo dài 1.948m, là căn cứ cách mạng với nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân ta, cũng là một trong những công trình ghi dấu sự quả cảm, mưu lược của quân và dân Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Gò Thì Thùng bắt đầu xây dựng vào tháng 5.1964 và hoàn thành vào tháng 8.1965, địa đạo Gò Thì Thùng nối với vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh Phú Yên bởi các xã Sơn Long, Sơn Định. Sau khi hoàn thành, địa đạo Gò Thì Thùng đã chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt.

Những kỵ sỹ ngựa đã tạo ra không khí trường đua vô cùng sôi động và hấp dẫn

Đặc biệt, với trận địa liên hoàn bao gồm hầm chông, cọc nhọn, giao thông hào, địa đạo Gò Thì Thùng đã giúp quân dân ta bẻ gãy kế hoạch “năm mũi tên” trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 của Mỹ đánh vào đồng bằng Khu 5. Năm 2009, địa đạo Gò Thì Thùng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

PHAN HIẾU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top