Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Lễ hội Sết Bóoc Mạy: Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc xứ Thái

Thứ Tư 01/02/2023 | 08:36 GMT+7

VHO- Ngày 31.1 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), tại thôn Mó 1 (xã Cán Khê, huyện Như Thanh, Thanh Hoá) đã diễn ra Lễ khai hội Sết Bóoc Mạy của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc, với nhiều hoạt động phong phú được gìn giữ, phát huy từ nhiều đời nay và ngày càng lan tỏa ra cộng đồng.

Đồng bào dân tộc Thái nô nức về dự lễ hội Sết Bóoc Mạy

Lễ hội tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, là dịp tái hiện một phần đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Thái từ thời khai thiên lập mó đến nay, thông qua những làn điệu dân ca dao duyên, những âm thanh vang vọng khắp núi rừng của tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khua luống, tiếng bòm bu hòa quyện với nhau. Lễ hội còn thu hút du khách muôn phương về vui hội và tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Thái ở thôn Mó 1 (xã Cán Khê, huyện Như Thanh, Thanh Hoá) .

Nghi thức cúng mó nước, thần linh trong lễ hội Sết Bóoc Mạy

Bóoc Mạy là cây hoa tượng trưng cho đất, trời, thiên nhiên kỳ vĩ, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông muôn hoa, muôn vẻ, vạn vật sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu thần linh che chở, cầu thần phù hộ tạo phúc cho dân, mọi người đều bình an, khỏe mạnh. Người dân tộc Thái luôn mong muốn được tận hưởng những gì tốt đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng, lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.

Trình diễn bòm bu trong lễ hội Sết Bóoc Mạy

Tại lễ hội đã diễn ra nghi thức cúng mó nước, cúng thần linh và chương trình biểu diễn nghệ thuật hát múa dưới cây bông gồm các tiết mục: Dựng cây hoa; Lễ cầu mưa; Dệt vải quay tơ, thêu thùa; Đưa hoa về Mường trời; Múa khan, nhảy sạp, uống rượu cần; Tổ chức các trò chơi dân gian, liên hoan văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái. Cây bông là vật trung tâm trong lễ hội được làm bằng tre hoặc luồng, hoa cây bông được làm từ cây dâu, cây sắn, cây chục bục với các hình chim, thú, dụng cụ lao động sản xuất. Tùy thuộc vào thế hệ nhà Mo mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9, 12 tầng. Hiện nay, cây bông trong Lễ hội được làm 9 tầng, với hàng ngàn hoa. Mỗi cây bông được đồng bào ví như một số phận con người, mỗi bông hoa là một mùa vụ.

Trình diễn hát múa dưới cây bông

Trình diễn khua luống trong lễ hội Sết Bóoc Mạy

Tái hiện cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc Thái

Lễ hội đang trong quá trình làm hồ sơ đệ trình Bộ VH, TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đây là niềm vinh dự lớn cho địa phương, cho đồng bào dân tộc Thái thôn Mó 1, xã Cán Khê nói riêng và huyện Như Thanh nói chung.

NGUYỄN LINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top