Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: "Phải thay đổi tư duy làm thể thao"

Thứ Tư 01/03/2023 | 19:47 GMT+7

VHO-Vượt qua khuôn khổ của một Hội nghị mang tính thường niên, Hội nghị Ban chấp hành Uỷ ban Olympic Việt Nam diễn ra vào chiều 1.3, tại Hà Nội đã góp phần thay đổi tư duy từ làm thể thao sang quản lý nhà nước về thể thao, góp phần khơi thông được nhiều điểm nghẽn. Chủ trì Hội nghị là Bộ trưởng Bộ VHTTDL – Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam Nguyễn Văn Hùng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Uỷ ban Olympic Việt Nam

Đổi mới phương thức, thay đổi tư duy

Theo thông lệ, Hội nghị là dịp để tổng kết các hoạt động của năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Uỷ ban Olympic Việt Nam với những báo cáo dài về các mặt công tác. Thế nhưng khi phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng lập tức đề nghị, do quỹ thời gian không nhiều, tài liệu đã gửi đến các đại biểu từ trước nên tại Hội nghị, các ý kiến nên đi vào đi vào thực chất, phát biểu đúng trọng tâm, trọng điểm, rút ngắn thời gian. Bộ trưởng đề nghị Hội nghị nên đổi mới phương thức, không trình bày các báo cáo, “bắt” đại biểu phải dò từng câu, từng chữ mà tập trung góp ý, bàn bạc vào những vấn đề chính trong đó có việc phân định rõ vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về TDTT là Tổng cục TDTT và Uỷ ban Olympic Việt Nam với vai trò là một tổ chức xã hội, tập hợp các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia, các tổ chức thể thao khác, để phát triển phong trào TDTT nhằm mục đích rèn luyện sức khoẻ, thể lực cho nhân dân; nâng cao thành tích thể thao, góp phần hoàn thiện thể chất và nhân cách con người Việt Nam; phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hiệp hội Thể thao dưới nước đồng tình với cách thức điều hành đổi mới của Bộ trưởng

Chỉ đạo này của Bộ trưởng đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều đại biểu. Chủ tịch Hiệp hội Thể thao dưới nước Nguyễn Đức Hạnh cho biết ông rất đồng tình với việc thay đổi cách thức điều hành của Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam Nguyễn Văn Hùng. Góp ý cụ thể, ông Hạnh cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Uỷ ban Olympic là phát triển phong trào thể thao cho mọi người trong đó có việc phổ cập bơi lội phòng, chống đuối nước. Trong thời gian qua Hiệp hội thể thao dưới nước đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên trong việc phối hợp còn thiếu “nhạc trưởng”, chưa tiến hành tổng kết, đánh giá những gì đã làm được và chưa làm được. Trong thời gian tới, Chủ tịch Hiệp hội thể thao dưới nước đề nghị đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị để khởi động phong trào mạnh mẽ hơn. Với việc chuẩn bị cho SEA Games 32, ông Hạnh cho rằng cần cụ thể hoá vai trò của Uỷ ban Olympic và các Liên đoàn, Hiệp hội. Nhắc lại kết quả tốt đẹp đạt được sau quá trình thương thảo “tấn công” liên tục của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng với phái đoàn cấp cao của OCA và FINA. Ông Hạnh cho rằng kết quả đó đã mở ra nhiều cơ hội cho thể thao Việt Nam và nhất là Bơi Việt Nam như việc được FINA hỗ trợ đầu tư nâng cấp Cung thể thao dưới nước tại Hà Nội. Điều Chủ tịch Hiệp hội thể thao dưới nước băn khoăn là chúng ta sẽ áp dụng cơ chế như thế nào để các bên phát huy được vai trò, trách nhiệm, đạt hiệu quả trong công việc.

Toàn cảnh Hội nghị

Trong năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Uỷ ban Olympic Việt Nam đã cùng Tổng cục TDTT hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra trong đó nổi bật là phối hợp tổ chức thành công SEA Games 31. Với phương châm “Quyết liệt hành động, Khát vọng cống hiến” và “Luôn đổi mới, sáng tạo trong công việc”, năm 2023, Uỷ ban Olympic Việt Nam sẽ kế thừa và phát huy thành công của năm trước và sẽ tập trung cao độ để hoàn thành tốt các mảng công tác như đối ngoại, thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao, công tác tuyên truyền, giáo dục Olympic, tiếp thị và vận động tài trợ. Đặc biệt là chuẩn bị cho 6 đoàn thể thao Việt Nam tham dự các đại hội lớn như SEA Games 32, Asian Games 19, Đại hội Thể thao bãi biển thế giới, Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á, các cuộc thi đấu tại Vòng loại Olympic Paris 2024…

Phó Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông Việt Nam Lê Tấn Đạt cũng tán thành với cách thức điều hành, đổi mới phương thức của Bộ trưởng. Đây cũng là điều mà ông Đạt mong chờ từ lâu. Đưa ra những góp ý cụ thể để việc phối hợp giữa Tổng cục TDTT, Uỷ ban Olympic Việt Nam với Liên đoàn Cầu lông Việt Nam, ông Lê Tấn Đạt cho rằng cần xây dựng cơ chế phối hợp rõ ràng để góp phần nâng cao thành tích của thể thao nước nhà.

Xây dựng cơ chế phối hợp rõ ràng

Hầu hết ý kiến phát biểu tại Hội nghị đều thống nhất với báo cáo tổng kết năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Uỷ ban Olympic Việt Nam. Một số ý kiến đề nghị xác định cơ chế phối hợp giữa Tổng cục TDTT với Uỷ ban Olympic Việt Nam; giữa Tổng cục TDTT với các Liên đoàn, Hiệp hội... Về vấn đề này, dẫn câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng cho rằng Uỷ ban Olympic Việt Nam, Tổng cục TDTT, các Liên đoàn, Hiệp hội cần phải “đúng vai, thuộc bài” thì mới phát huy hiệu quả trong điều hành công việc. Bộ trưởng cho biết, trong 2 năm qua lĩnh vực văn hoá đã thay đổi tư duy từ làm văn hoá sang quản lý nhà nước về văn hoá. Ngành Thể thao giờ cũng phải thay đổi theo hướng chuyển từ tư duy làm thể thao sang quản lý nhà nước về TDTT để phát huy hiệu quả trong công việc.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn báo cáo về công tác chuẩn bị cho SEA Games 32

Với việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm mà trước mắt là SEA Games 32, ASEAN Para Games 12, Bộ trưởng gợi mở, ngành thể thao cần kiến nghị gì với Uỷ ban Olympic, các Liên đoàn, Hiệp hội về các công tác chuẩn bị cho Đoàn, từ lực lượng. chuyên môn, vận động tài trợ thì cần nêu cụ thể để việc phối hợp đạt hiệu quả. Bộ trưởng cũng mong muốn các Liên đoàn, Hiệp hội chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ để có thêm phần thưởng, nhằm động viên, khích lệ tinh thần thi đấu của các VĐV. Đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Uỷ ban Olympic trong năm qua, Bộ trưởng đánh giá những kết quả ấy có được là do cơ quan quản lý nhà nước về TDTT và Uỷ ban Olympic Việt Nam dù là 2 tổ chức độc lập nhưng đã nhìn chung về một hướng là thành công của thể thao Việt Nam. Điều đó cho thấy thể thao Việt Nam đang đi đúng hướng từ việc phát triển phong trào thể thao cho mọi người. Từ đó tìm kiếm, phát hiện các tài năng đưa lên các đội tuyển để huấn luyện, thi đấu, mang vinh quang về cho Tổ quốc.

Chủ tịch Hiệp hội Parlaympic Việt Nam Huỳnh Vĩnh Ái báo cáo về công tác chuẩn bị cho ASEAN Para Games 12

Bộ trưởng mong muốn Uỷ ban Olympic Việt Nam, Tổng cục TDTT, các Liên đoàn, Hiệp hội cùng nhìn chung về một hướng, đặt lợi ích của thể thao Việt Nam lên trên hết; các Liên đoàn, Hiệp hội nên chủ động phát huy vai trò trong việc thực hiện xã hội hoá, trong các quan hệ đối ngoại để huy động được thêm nhiều nguồn lực từ trong nước và quốc tế; phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia để chăm lo cho VĐV từ các điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ dinh dưỡng hay huy động các nguồn lực để động viên các VĐV trong tập luyện, thi đấu.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Bộ trưởng cho biết sẽ rà soát đội ngũ cán bộ, tham mưu của Uỷ ban Olympic Việt Nam để chọn ra những người yêu nghề, có trách nhiệm, cống hiến cho thể thao nước nhà. Uỷ ban Olympic Việt Nam cũng sẽ có nhiều đổi mới để đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.  

Tại Hội nghị, các đại biểu đã biểu quyết để bầu Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Đặng Hà Việt vào chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT báo cáo về kế hoạch chuẩn bị và tham dự SEA Games 32 tại Campuchia. Theo đó, căn cứ vào thông báo của Hội đồng Thể thao Đông Nam Á, Việt Nam sẽ tham dự 552/581 nội dung của 31 môn thể thao trong đó môn Cricket, TP.HCM đã có văn bản đề nghị được tham dự bằng hình thức xã hội hoá. Đây đều là những môn mũi nhọn của thể thao Việt Nam và có khả năng giành huy chương. Dự kiến Đoàn thể thao Việt Nam sẽ có thành phần khoảng 1.000 người. Việc chuẩn bị cho SEA Games 32 cũng được xác định là nhiệm vụ liên thông chuẩn bị cho Asian Games 19.

Cũng tại Hội nghị, ông Huỳnh Vĩnh Ái -  Chủ tịch Hiệp hội Paralympic báo cáo về công tác chuẩn bị tham dự ASEAN Para Games 12. Theo đó, chỉ tiêu của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam là nằm trong vị trí tốp các nước dẫn đầu khu vực. Các VĐV Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam sẽ tham gia thi đấu ở 8 bộ môn là: Điền kinh; Bơi; Cử tạ; Cầu lông; Bóng bàn; Cờ vua; Judo; Boccia.

THU SÂM; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top