Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: Quyết liệt thực hiện các chương trình KT-XH, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Thứ Hai 20/03/2023 | 10:31 GMT+7

VHO- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân (ảnh) trao đổi với Văn Hóa về những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh cũng như chủ trương, chính sách trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút du khách, phát triển du lịch, tạo cú hích để Khánh Hòa phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

P.V: Năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, xin đồng chí cho biết Khánh Hòa đã triển khai thực hiện Nghị quyết này như thế nào và những kết quả đã đạt được?

- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân: Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28.1.2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16.6.2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21.3.2022 của Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Khánh Hòa đã khẩn trương ban hành các chương trình, kế hoạch hành động, triển khai thực hiện với mục đích tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa, quyết tâm đưa các Nghị quyết của Trung ương đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo bước phát triển toàn diện, bứt phá của tỉnh Khánh Hòa theo đúng mục tiêu, quan điểm mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đến nay, việc triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương đã đạt được những kết quả tốt đẹp bước đầu, cụ thể:

Năm 2022, với sự đoàn kết, đồng lòng và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sụtin tưởng, tham gia ti´ch cục của nhân dân va`cộng đô`ng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng tốt. Hâ`u hê´t ca´c chỉ tiêu kinh tê´, văn hóa - xã hội, môi trường đạt va`vưọt mục tiêu kế hoạch đề ra, trong đó: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 20,7% so với năm 2021; Thu ngân sách nhà nước tăng 33,3% so với kế hoạch; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 15% so với năm trước. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, lao động - việc làm được quan tâm bảo đảm. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh, việc triển khai công tác quy hoạch tỉnh bảo đảm tiến độ.

Để đạt mục tiêu Khánh Hòa trởthành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 thì việc xây dựng danh mục các dự án đầu tư trọng điểm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là hết sức cần thiết và cấp bách. Do đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII đã xem xét, ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 30.9.2022, thống nhất định hướng danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025; danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; danh mục các dự án đầu tư công trọng điểm giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Ngày 31.12.2022, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 3516/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục dự án kêu gọi đầu tư vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 định hướng đến năm 2030. Đây là cơ sởđịnh hướng quan trọng cho việc tập trung nguồn lực đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cũng như đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến với tỉnh Khánh Hòa.

Tiếp đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1204/KH-UBND ngày 13.2.2023 về việc tổ chức Hội nghị Công bố quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa năm 2023. Trong chương trình sẽ công bố Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045, điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040; điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến 2045; Quy hoạch chung đô thị mới huyện Cam Lâm; trao quyết định chủ trương đầu tư, trao biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác cho các nhà đầu tư, đồng thời tại Hội nghị sẽ khai trương Cổng thông tin điện tử xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa…

Như vậy, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Khánh Hòa đã bước đầu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm. Năm 2022 là năm tiền đề, khởi động triển khai thực hiện Nghị quyết và năm 2023 sẽ là năm tỉnh Khánh Hòa quyết liệt thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động đã được ban hành, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao, nhằm góp phần vào mục tiêu chung đưa Khánh Hòa trởthành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

 Khánh Hòa chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Trong ảnh: Lễ hội Cầu ngư Khánh Hòa

 Bên cạnh những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, biển - đảo, Khánh Hòa còn có nhiều tiềm năng về di tích lịch sử, văn hóa, đồng chí đánh giá như thế nào về những tiềm năng này của Khánh Hòa?

- Trên địa bàn tỉnh hiện có 16 di tích quốc gia, 180 di tích cấp tỉnh; 3 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Tháp Bà Ponagar, Lễ bỏ mả của người Raglai; Di sản Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam (trong đó có tỉnh Khánh Hòa) được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đây là những di tích có đặc trưng, tiêu biểu, nổi bật về văn hóa, lịch sử, khoa học, kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật… không những của tỉnh Khánh Hòa mà còn của cả nước. Trong đó, có thể kể đến một số di tích tiêu biểu như: Di tích khảo cổ địa điểm Hòa Diêm phản ánh rõ nét nhiều giai đoạn cư trú của cư dân cổ với các hiện vật khai quật được gồm mộ chum, mộ đất, đồ đá, đồ gốm… chứng minh đây là di chỉ cư trú đồng thời là khu mộ táng, có niên đại tương đương với văn hóa Sa Huỳnh; khu di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang gắn với kiến trúc đền tháp độc đáo thờ nữ thần Mẹ Xứ sởThiên Y A Na từ hàng ngàn năm nay; vịnh Nha Trang thơ mộng, trữ tình đã được công nhận là Danh thắng quốc gia và là thành viên Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới từ năm 2003; Thành cổ Diên Khánh gắn với kiến trúc thành lũy Vauban độc đáo dưới thời Nguyễn; Văn Miếu Diên Khánh gắn với truyền thống tôn sư trọng đạo và hiếu học của người dân Khánh Hòa từ hàng trăm năm nay; Mũi Đôi - Hòn Đôi (Hòn Đầu) là địa điểm cực Đông, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên đất liền của nước Việt Nam; Lăng Bà Vú gắn với kiến trúc lăng mộ đặc biệt dưới thời Nguyễn với các họa tiết hoa văn trang trí độc đáo, giàu tính biểu cảm và nghệ thuật; Phủ đường Ninh Hòa là kiến trúc công đường duy nhất dưới thời phong kiến còn được lưu giữ lại rất có giá trị về mặt lịch sử; Địa điểm lưu niệm Tàu C235 gắn với những chiến công huyền thoại của đường Hồ Chí Minh trên biển và sự hy sinh oanh liệt của các chiến sĩ Hải quân; Cụm di tích lưu niệm nhà bác học Alexandre Yersin… Như vậy, các di tích trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trải dài từ thời cổ đại, cận đại và hiện đại với các dấu ấn rất đặc trưng, tạo nên nét độc đáo không nơi nào có được.

Bên cạnh đó, với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đặc thù của núi - rừng - biển - đảo, Khánh Hòa có những lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Kỳ an tại các đình làng diễn ra vào mùa Xuân hằng năm; lễ giỗ Tổ Yến Sào gắn với nghề khai thác Yến sào từ hàng trăm năm nay gắn với huyền thoại nữ tướng Lê Thị Huyền Trâm - vị đô đốc thủy binh của phong trào Tây Sơn; Lễ hội Cầu Ngư của ngư dân vùng biển gắn với tục thờ Thần Nam Hải (Cá Voi) với các kiến trúc Lăng Ông, Lăng Cô, hay Đình - Lăng kết hợp trải dài khắp các làng chài dọc bờ biển của Khánh Hòa…

Với một bề dày di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và lễ hội trải dài qua nhiều thế kỷ, trong thời gian qua, các di tích này đều đã được quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy tốt các giá trị trong việc khơi dậy ý thức về sự trân trọng các di sản văn hóa mà các thế hệ tiền nhân đã để lại. Đây vừa là niềm tự hào vừa là trách nhiệm của tỉnh trong việc tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nữa các biện pháp cụ thể nhằm thông qua các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể này để khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, từ đó gây dựng và lan tỏa ý thức trách nhiệm trong việc trân trọng, giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa tới đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

 Thưa ông, Khánh Hòa cần triển khai những bước đi cụ thể như thế nào để gìn giữ, phát huy giá trị những tiềm năng và lợi thế từ các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, biển - đảo để phát triển du lịch, thu hút du khách trong thời gian tới?

- Từ lâu, thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa luôn gắn liền với du lịch biển đảo, với việc sở hữu một số lượng lớn các khách sạn, khu nghỉ dưỡng 5 sao mang đẳng cấp quốc tế nằm cạnh các bãi biển đẹp đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Ngành Du lịch Khánh Hòa xác định đây là sản phẩm chủ lực bên cạnh các loại hình sản phẩm du lịch bổ trợ khác như: Du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch chữa bệnh… phục vụ cho nhu cầu của du khách.

Để phát huy giá trị những tiềm năng và lợi thế từ biển đảo để phát triển du lịch trong thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các công tác như: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thu hút sự quan tâm và đồng thuận của toàn xã hội chung tay xây dựng du lịch Khánh Hòa phát triển bền vững, nhất là du lịch biển đảo; Tăng cường truyền thông, xúc tiến quảng bá, kích cầu để thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế, trong đó tập trung chính là truyền thông về điểm đến “Nha Trang - Khánh Hòa an toàn, chất lượng, hấp dẫn và thân thiện”, “Nha Trang biển gọi”; Liên kết chặt chẽ với ngành du lịch các địa phương lân cận để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh chung về du lịch của vùng; Xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn xã hội tham gia đầu tư hạ tầng giao thông, các điểm vui chơi giải trí quy mô lớn, trung tâm biểu diễn nghệ thuật, khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, sản phẩm dịch vụ mang tính chiến lược, chính sách liên kết, phát triển chuỗi giá trị với các ngành nghề liên quan như giao thông vận tải, văn hóa, thể thao, lao động, nông nghiệp, nông thôn để phục vụ cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo; Nghiên cứu cơ chế tạo Quỹ phát triển du lịch của tỉnh; Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch; Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch; Đẩy nhanh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm, cách thức quản lý, khai thác phát triển du lịch; Phối hợp với các hãng hàng không xây dựng chương trình hợp tác để thiết lập một số đường bay mới, kết nối Khánh Hòa với các điểm du lịch trên thế giới nhằm mở rộng mạng lưới giao thông, kết nối du lịch; Triển khai các nội dung, nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của ngành du lịch trong Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Những nội dung cụ thể, cần được triển khai trong thời gian tới đó là, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21- CT/TU ngày 13.9.2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa gắn với việc thực hiện nội dung Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18.1.2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử, cũng như vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa. Nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích hiện có; triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống, tổ chức tham quan, chăm sóc di tích phù hợp với điều kiện thực tế; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống gắn với hoạt động phần hội tại các lễ hội của di tích hằng năm. Chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh (kinh phí thực hiện các đề án, dự án… về bảo tồn và phát huy giá trị di tích) cho công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin về các di tích lịch sử - văn hóa cho báo, đài để thực hiện công tác tuyên truyền.

Bên cạnh đó, khẩn trương xây dựng “Quy định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh” nhằm góp phần cụ thể hóa công tác phân cấp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh. Gắn việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa với phát triển du lịch cộng đồng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa hoạt động bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa; khai thác các tour du lịch, tuyến du lịch về nguồn gắn với giáo dục lịch sử đấu tranh cách mạng; thu hút đầu tư xây dựng các dự án du lịch gắn với tham quan di tích, các di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam, thắng cảnh… của tỉnh.

Thực hiện có hiệu quả công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Di sản văn hóa; ngăn ngừa hiệu quả tình trạng xuống cấp và nguy cơ mất mát giá trị nguyên gốc của hệ thống di tích lịch sử văn hóa; xây dựng quy chế trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, trong đó cần làm rõ mối quan hệ giữa chính quyền ở cơ sở, cơ chế phối hợp giữa hệ thống chính trị tại thôn, tổ dân phố với Ban quản lý di tích. Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa vào dịp lễ hội truyền thống hằng năm, dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11.

Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho đội ngũ nhân lực làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác, phát huy các giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

Xin được cảm ơn ông! 

 NGỌC PHƯƠNG (thực hiện)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top