Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Triển lãm “Nơi tôi đến” về những nữ lao động di cư

Thứ Sáu 07/04/2023 | 00:25 GMT+7

VHO- Chiều ngày 6.4, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã khai mạc Triển lãm “Nơi tôi đến” mà nhân vật là những nữ lao động di cư từ 16 – 34 tuổi. Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau như Sơn La, Cao Bằng, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định… nhưng đều chọn Hà Nội là điểm dừng chân trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc.

Để hiện thực hoá ước mơ và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, họ đã làm đủ nghề: từ phục vụ bàn, cắt tóc gội đầu, bán hàng thuê, đầu biếp, thu mua đồng nát… Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: "Di cư là hiện tượng diễn ra ở mọi quốc gia, là xu thế tất yếu và là động lực tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản ở nơi đến, cả về công việc và cuộc sống gia đình hơn nam giới".

Giao lưu với nữ lao động di cư và các đại biểu trong khuôn khổ khai mạc Triển lãm

Vậy họ đã điều chỉnh và thích ứng như thế nào để hoà nhập với cuộc sống và cộng đồng nơi đây. Họ mong muốn điều gì? Những câu hỏi đó sẽ được tìm thấy qua những chia sẻ của các nữ lao động di cư trong triển lãm bằng các tư liệu hình ảnh, phim ngắn và bối cảnh dàn dựng trong trưng bày. Trong khuôn khổ khai mạc triển lãm, chương trình cũng tổ chức giao lưu với 3 khách mời, trong đó có chị Lê Thị Hoa, nữ lao động di cư - đại diện nhân vật trong triển lãm; PGS. Danielle Labbé - Trường Quy hoạch Đô thị và Kiến trúc cảnh quan, Đại học Montreal (Canada) và ông Lê Quang Bình - Giám đốc ECUE & Điều phối viên mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống.  

Triển lãm gồm 3 chủ đề kể về hành trình những nữ lao động di cư rời xa những miền quê “Nơi tôi đi”, đặt chân đến những việc làm tại “Nơi tôi đến” và được giải toả những áp lực cuộc sống trong các không gian công cộng với mong ước “Nơi ấy tôi có”. Bên cạnh áp lực cuộc sống, những nữ lao động di cư đang sinh sống và lập nghiệp ở đô thị, họ đã và đang đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng không gian công cộng. Qua triển lãm, họ đã bày tỏ nhu cầu và tầm quan trọng của không gian công cộng đối với họ; đồng thời giúp công chúng hiểu hơn về những hành động mà các tổ chức, các nhóm cộng đồng đã làm để nâng cao chất lượng sống cho nhóm phụ nữ này.

THẢO LAM

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top