Đôi điều về truyện thơ "Thuý Lan"

Truyện thơ Thúy Lan của tác giả Lê Hữu Bình từ lúc tái bản lần thứ 4 tại NXB Văn học (2013) cho đến lần tái bản thứ 6 ở NXB Hội Nhà văn (2017) luôn thu hút được sự quan tâp của bạn đọc. Truyện khắc họa về cuộc đời một người con gái Hà Nội thời @ với Sắc- Tâm- Tài tiêu biểu ở thời đại ngày nay. Những chủ đề chính của tác phẩm gồm Chính trường - Thương trường - Tình trường - Pháp trường qua 8 chương với 4248 câu lục bát đã hòa quyện nhau tạo nên nội dung phong phú, đa chiều, khắc họa sinh động nhân vật Thúy Lan.

Về Sắc: "Thúy Lan cô gái Hà thành/ Đẹp xinh đến mức “chiến tranh” vì nàng/ Bút nào tả nổi dọc ngang/ Văn nào lách được những đường nét hoa". Khi Thúy Lan chào Tổng giám đốc Phi Hổ ra về, Hổ dõi mắt nhìn theo phía sau mà sóng lòng xao xuyến: "Hổ nhìn tan bức mành theSóng lòng ánh mắt song ke đường chì/ Thẳng tưng theo bước Lan điGợn cung nền váy gân quây mông tròn...Tươi son họa tiết thiên thanhChà, vầng nguyệt ánh long lanh bốn bề..." Ngay cả Hiền tình địch với Lan cũng phải thừa nhận: "Mạch rành nàng cũng thẳng tưng/ Thúy Lan đẹp đến mây ngưng biển dời... Sắc cho trăng lặn sao rơi..."

Về Tài, Thúy Lan là hình mẫu tiêu biểu cho người con gái thời nay, không liễu yếu đào tơ, vịnh thơ họa đàn. Ở Thúy Lan, đó là sự năng động, bươn chải, dũng cảm, sáng tạo trong cơ chế thị trường:Hợp đồng khai thác lớn nơi/ Biết ghìm đối tác biết khơi nội hàm/ Từ ngày Lan bước về làmSức xoay muôn vật chuyển gam bừng bừngThân sông xác bể bụng rừngKhen bàn tay khéo lần từng bóc tem..” 

Điều đặc biệt nhất có lẽ cái Tâm trong con người Thúy Lan. Với tâm nguyện thương người như thể thương thân, cô đã nỗ lực quyết tâm xây dựng và chỉ đạo công ty sản xuất kinh doanh, làm ra thật nhiều của cải để đóng góp cho xã hội, đồng thời để từ thiện giúp những phận người gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Hãy nghe tâm sự giữa Thúy Lan cùng em gái Kim Oanh: "...Thương người nơi chiến trường xa/ Vui ngày chiến thắng về nhà vợ con/ Ngoại trông vẫn khá đẹp giòn/ Mừng vơi xót đẫm thấy con điếng là/ Đầu lòng đến cháu thứ ba/ Dị nhân không mắt đứa pha tâm thần/ Đau thay nhân kiếp hồi luân/ Sinh ra người chẳng được thân làm người/ Ác ngầm Mỹ đổ oán, nơi/ Bố thì… con gánh hỡi trời xót không? Nữa rồi chuyện chị Xung phong/ Đơn côi chiều đã vẫn lòng trinh nguyên/ Kiếp là đau nén đắng phen?... Đành an mệnh số lấy bề nguôi khuây… Rằng lên danh sách những người/ Lần hồi mất bữa không nơi cậy nhờ/ Một trăm triệu tháng em đưa/ Tấm tình ta đó mọn quà giúp thêm…" Và câu kết của của truyện thơ vẫn là sự vinh danh chữ Tâm: "Căn cùng cung bậc chín mười/ Suy đi ngẫm lại nên người từ tâm".

Đôi điều về truyện thơ

Tuy nhiên ở đời đâu học hết chữ “ngờ”. Vì Thúy Lan quá dịu dàng, giỏi giang, xinh đẹp nổi trội nên không ít kẻ có chức quyền muốn chiếm đoạt trái tim nàng. Trí Thâm, cấp trên trực tiếp của Lan đã sinh lòng ghen ghét, đố kỵ và rắp tâm hãm hại chị: "Tay viết “nhẫn” miệng nói “tâm”/ “Nhẫn tâm” lồng ghép ra cầm thú thua... Cũng tay bợm lý khua môi/ Làm hàng rõ xạo, nuốt lời như không/ Lỗi mày ắt sẽ ta công/ Tắc kè còn sợ Thâm ông đổi màu". Thâm đã ủ mưu tính kế vơ vét tiền của từ các khoản hoa hồng, lừa chị ký các hợp đồng, hóa đơn thanh toán… Thúy Lan dính vào vụ án oan khủng khiếp, phải ra pháp trường nhận án tử: Xót thay người dẫn chị Lan/ Ép vào giá cột buộc làn dây ngang/ Đang tay trói cả vầng đông/ Dập tàu hoa lệ phượng hồng tả tơi/ Một lời gió thảm sầu rơi/ Một vùng đồng vọng rụng rời con tim/ Tuôn trào máu mắt người im/ Rầu hoa cỏ tiễn cánh chim lìa trời... Chỉ tay Đội trưởng mắt gằn/ Nhằm tên tham nhũng bắn tan ngực đầu/ Phát lời lệnh bắn… chậm… lâu/ Nhằm lòng ai cũng ngấm sâu căm hờn/ Đầu bung căng đứt mạch nguồn/ Chồng con chị bỏ? Ôi, hồn Thúy Lan!...  

Đoạn thơ trên đã làm biết bao độc giả tuôn lệ. Thế rồi Kim Oanh xuất hiện đúng lúc, lăn khóc cạnh chị, vừa thanh minh, vừa thông báo những việc làm thiện tâm của Thúy Lan. Đồng thời Oanh đã vạch trần bản chất của những kẻ rắp tâm “ăn ốc để Thúy Lan đổ vỏ”. Thế nên: "Thúy Lan vô tội trời tuyênĐạn không một vết cắm xuyên cạnh người". Nỗi oan trái đã được công lý, tình đời giải quyết thấu triệt. Con đường đi tới của Thúy Lan tiếp như vầng dương rộng trải: "Dịu dàng duyên dáng đẹp tươi/ Tận cùng đáy khổ kiên tài vượt qua/ Trời xuân lại trả cho hoa/ Nghênh đa bách phúc vượt xa trùng ngàn/ Trắng miền Tây bắc hoa ban/ Ngạt ngào Đồng Tháp sen ngan ngát mùi/ Nhật Tân đào nhuộm hồng trời/ Thúy Lan vậy đó ngời ngời kiêu sa..."

Thúy Lan, một trường thi tiểu thuyết về thế thái nhân tình với nhiều câu thơ hay, hình ảnh đẹp khắc họa nên chân dung người phụ nữ Việt Nam tuyệt vời về tâm đức, về nhân cách, bản lĩnh sống dưới chế độ tươi đẹp của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời tác phẩm đã vạch trần những thủ đoạn tham nhũng, cửa quyền và ca ngợi cuộc đấu tranh chống tham nhũng không khoan nhượng của Đảng.

Nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận xét: “Hàng ngàn câu thơ tài hoa hay thế, hay quá đi mất”. Nhà báo, nhà thơ, PGS. TS. Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT TW chia sẻ với tác giả: “Hồng Vinh hầu như giành phần lớn thời gian đọc Thúy Lan và những lời ngợi khen của nhiều người. Nồng nhiệt chúc mừng sự lao động đầy sáng tạo của anh đã làm nên trái ngọt, được bạn bè sẻ chia sâu sắc. Tôi đặc biệt xúc động và trân trọng anh khi đọc lời kể về cuộc sống thời niên thiếu của anh và gia đình. “Đất nghèo nuôi những anh hùng”, nuôi hồn thơ đằm thắm, nhân văn, truyền lửa yêu thương con người và cuộc sống..! Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bình luận: “Tôi đã đọc và nghiên cứu rất kỹ truyện thơ Thúy Lan của tác giả Lê Hữu Bình. Xin có nhận xét tổng quát như sau: Một tác phẩm tuyệt vời, một Truyện Kiều thời hiện đại mà trong đó Thúy Lan là nhân vật chính”. Có thể nói tác giả Lê Hữu Bình đã thổi hồn vào được những vấn đề cần đề cập, chuyển tải. Cái hay ở chỗ câu thơ khi hết, mà ý còn lay động, đoạn khi xong mà tứ vẫn gợi tràn, truyện kết thúc mà người đọc còn nuối tiếc ngẩn ngơ. 

Tháng 3/ 2023

Sơn Đông

                           

                         

Ý kiến bạn đọc