Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Nét đẹp của tiếng Việt trong văn học dịch

Chủ Nhật 09/04/2023 | 16:26 GMT+7

VHO - Sáng nay 9.4, tại sân khấu Đường Sách TP.HCM, TYM Book & Media, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái phối hợp cùng Công ty Đường Sách TP.HCM đã có buổi giao lưu, chia sẻ về chủ đề: Nét đẹp của tiếng Việt trong văn học dịch và ra mắt bộ sách Những kẻ phiêu lưu của nhà văn Harold Robbins. Sách được dịch bởi dịch giả Lê Văn Viện, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái “nhuận sắc tiếng Việt".

Chương trình giao lưu với PGS.TS Nguyễn Thị Minh TháI được dẫn dắt bởi nhà thơ, nhà văn Lê Minh Quốc

Theo BTC, việc chọn tác phẩm Những kẻ phiêu lưu (NXB Hội Nhà văn) để nói về nét đẹp của tiếng Việt khi chuyển ngữ bởi có nhiều lý do. Thứ nhất, tác phẩm Những kẻ phiêu lưu, bản gốc The Adventures được viết bởi nhà văn Mỹ có sách bán chạy nhất mọi thời đại: Harold Robbins (1916-1997). Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông đã viết 35 cuốn tiểu thuyết, được dịch sang 32 ngôn ngữ và bán được hơn 750 triệu bản. 

Nói về ông, Nhà xuất bản kỳ cựu, danh tiếng của Anh quốc Hodder & Stoughton đã nhận xét như sau: “Trong thời của mình, Robbins là một gã playboy và là một sư phụ trong xuất bản. Ông là một tiểu thuyết gia nổi tiếng, nhưng những câu chuyện về chính cuộc đời ông thậm chí còn đậm chất tiểu thuyết hơn cả những cuốn tiểu thuyết của ông. Với trên 750 triệu bản được bán ra trên toàn thế giới, ông đã kiếm được và tiêu hơn 50 triệu đô la Mỹ trong đời minh. Ông cũng được xem là một thành phần của cuộc cách mạng xã hội và tình dục…”.

Bộ tiểu thuyết Những kẻ phiêu lưu gồm 6 tác phẩm liên hoàn: Bạo lực và quyền lực, Quyền lực và tiền, Tiền và hôn nhân, Hôn nhân và thời trang, Thời trang và chính trị, Chính trị và bạo lực.

Lý do thứ hai, Những kẻ phiêu lưu được dịch bởi dịch giả Lê Văn Viện. Ông sinh năm 1940, thân từ một gia đình trí thức Hà Nội. Thân phụ của ông là họa sĩ Lê Văn Ngoạn, thuộc thế hệ được đào tạo ở Trường Mỹ thuật Đông Dương. Từ thời trẻ, dịch giả Lê Văn Viện đã giỏi ngoại ngữ và rất xem trọng việc học hành. Trước “Những kẻ phiêu lưu”, ông đã chuyển ngữ tác phẩm “Những trái quýt” của nhà văn Nhật Bản Ryunosuke Akutagawa và sách đã hết ngay khi vừa phát hành.

Sự chỉn chu trong văn phong, dịch thuật, lựa chọn câu chữ của ông khi chuyển ngữ đã khiến tác phẩm giữ nguyên được tinh thần văn hóa bản xứ vốn có của nó, khiến người đọc chìm đắm trong không gian, thời gian lẫn bối cảnh câu chuyện. Cùng đi, cùng thấy và cùng cảm xúc với các nhân vật, như thể đang diễn ra trước mắt. 

Điều đặc biệt là, hơn 1.000 trang của bộ tác phẩm Những kẻ phiêu lưu được PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái “nhuận sắc tiếng Việt”, tức là biên tập một cách nghệ thuật từng câu chữ, để không chỉ thể hiện được “linh hồn” tác phẩm như nguyên tác, mà còn làm bật lên sự phong phú, đa dạng và nét đẹp của tiếng Việt. Theo bà Minh Thái, dịch thuật không phải đơn giản là chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mà phải làm bạn đọc Việt Nam cảm nhận được cái đẹp trong từng ngôn từ tiếng Việt, trong bối cảnh nền văn hóa của nguyên tác. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái Thái, Những kẻ phiêu lưu là một trong những quyển tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20, tác phẩm mang một câu chuyện kịch tính từ đầu đến cuối…

Có thể nói, Những kẻ phiêu lưu đã “may mắn” khi được chuyển ngữ bởi dịch giả Lê Văn Viện và được “nhuận sắc” ngôn ngữ bởi PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái  –  người có nhiều năm giảng dạy về văn hóa, nghệ thuật, làm cố vấn cho nhiều chương trình nghệ thuật tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Trao đổi về nét đẹp của tiếng Việt trong văn học dịch, nhà thơ, nhà văn Lê Minh Quốc – người có nhiều tác phẩm sách đã được xuất bản – chia sẻ: “Dịch một tác phẩm tiếng nước ngoài qua tiếng Việt là điều không bao giờ dễ dàng. Bao giờ người dịch cũng hướng đến tiêu chí "Đạt, Tín, Nhã". Cho dù dịch như thế nào đi nữa thì người đọc phải có cảm giác như đọc một tác phẩm của người Việt viết cho người Việt. Muốn đạt đến điều này điều đầu tiên theo tôi bất kỳ dịch giả nào cũng phải được trang bị vốn tiếng Việt dồi dào, phong phú, uyển chuyển, có như thế thì họ mới có thể tìm được những từ phù hợp với cách sử dụng của người Việt. Trong tác phẩm Những kẻ phiêu lưu, tôi nhận thấy dịch giả Lê Văn Viện đã khéo léo, tinh tế khi chọn những từ tiếng Việt phù hợp mà nhà văn đã miêu tả những hành động "nhạy cảm", táo bạo”.

THÙY TRANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top