Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Ninh Thuận: Xây dựng làng nghề gốm Bàu Trúc thành làng du lịch cộng đồng

Thứ Bảy 06/05/2023 | 12:11 GMT+7

VHO-Tháng 11.2022, UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Cùng với Chương trình hành động quốc gia do Bộ VHTTDL xây dựng, UBND tỉnh Ninh Thuận đang cụ thể hóa các cam kết về bảo vệ di sản nói trên theo hướng xây dựng làng nghề gốm Bàu Trúc thành làng du lịch cộng đồng, nhằm vừa thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng riêng có của địa phương, vừa bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở VHTTDL Ninh Thuận cho biết tại cuộc họp báo công bố Lễ đón Bằng công nhận của UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và  Lễ hội Nho, vang Ninh Thuận năm 2023 do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức ngày 5.5 tại TP.HCM.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam phát biểu tại buổi họp báo

Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 13-18.6, bên cạnh lễ khai mạc và bế mạc, trong khuôn khổ sự kiện còn có chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch giàu bản sắc, mang thế mạnh đặc trưng và khác biệt của địa phương nhằm tôn vinh, nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của địa phương và du khách trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật làm gốm của người Chăm. Đồng thời quảng sản phẩm đặc thù, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Ninh Thuận về kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển gắn với văn hóa, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch  của tỉnh nhà theo hướng bền vững. 
Dịp này cũng diễn ra hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”, hội thảo phát triển giá trị cây nho và sản phẩm từ nho; các giải đua xe đạp đường trường Ninh Thuận - Bình Thuận, giải đua xe ôtô - môtô địa hình trên cát Ninh Thuận - Bình Thuận mở rộng, hội thi nét đẹp văn hóa các dân tộc Ninh Thuận  lần thứ II; các hoạt động quảng bá, giới thiệu về làng nghề, sản phẩm các làng nghề làm gốm Chăm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp...
Ông Trần Quốc Nam chia sẻ, việc tổ chức sự kiện nói trên còn nhằm mục đích cụ thể hóa kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế  mũi nhọn. Ông Nam cho biết, để phát triển du lịch theo hướng toàn diện, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ninh Thuận đã có những định hướng phát triển cụ thể cho giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030. Mục tiêu đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu thu hút 3,5 triệu lượt khách, doanh thu toàn ngành du lịch đạt khoảng 2.900 tỉ đồng, đóng góp 13% GRDP. Đến năm 2030, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững, thu hút 6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt khoảng 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP. Trong năm nay, Ninh Thuận phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đón 2,7 triệu lượt khách, thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 1.900 tỉ đồng. 

Xây dựng làng nghề gốm Bàu Trúc thành làng du lịch cộng đồng

Hướng đến các mục tiêu nói trên, Ninh Thuận sẽ tập trung ưu tiên phát triển 3 nhóm sản phẩm chính, bao gồm nhóm sản phẩm đặc thù: du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển, du lịch văn hoá di sản Chăm, du lịch nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái gắn với Khu  dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; nhóm sản phẩm mới lạ gồm du lịch khám phá và vui chơi giải trí Cát - Muối, du  lịch săn bắn hoang dã, du lịch trải nghiệm đường sắt, du lịch điều dưỡng chăm sóc sức khoẻ; nhóm sản phẩm bổ trợ gồm: du lịch cộng đồng, du lịch vui chơi giải trí và ẩm thực, du lịch tham quan sản xuất năng lượng tái tạo, thương mại du lịch.
Về hướng phát triển làng nghề gốm Bàu Trúc cổ xưa nhất Đông Nam Á, Giám đốc Sở VHTTDL Ninh Thuận Nguyễn Văn Hòa cho biết, Sở đã tham mưa UBND tỉnh Chương trình hành động, cam kết bảo vệ nghệ thuật làm gốm của người Chăm theo hướng xây dựng làng gốm trở thành làng du lịch cộng đồng. Đây là sản phẩm đặc trưng riêng có, khác biệt của Ninh Thuận so với các địa phương khác. Vừa tạo sức hấp dẫn cho phát triển du lịch, vừa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa của địa phương.

HOÀNG HẢI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top