Công tác thi đua khen thưởng đi vào cuộc sống và trở thành động lực cho phát triển đất nước

VHO - Sáng nay 29.3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Hội nghị Tổng kết giao ước năm 2023 và ký kết giao ước thi đua năm 2024 của cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.

Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung gồm 10 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Toàn cụm thi đua có diện tích tự nhiên 87.183,5 km2 (chiếm 26,3% diện tích toàn quốc).

Trong năm qua, các tỉnh trong Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung đẩy mạnh Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Các tỉnh trong Cụm thi đua đã ban hành ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, đẩy mạnh xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại trong từng ngành, từng vùng, từng địa phương và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đời sống xã hội.

Công tác thi đua khen thưởng đi vào cuộc sống và trở thành động lực cho phát triển đất nước - Anh 1

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Hội nghị

Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu, biện pháp, giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, phù hợp với chức năng, điều kiện thực tế của từng tỉnh trong Cụm thi đua và việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng lãng phí trên tất cả các lĩnh vực.

Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, các cấp chính quyền địa phương các tỉnh trong Cụm đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên cho đầu tư kết cấu hạ tầng trọng tâm, trọng điểm tại địa phương. Đặc biệt, xuất hiện nhiều cách làm mới ở các địa phương trong vận động nhân dân hiến đất làm đường hạ tầng nông thôn; huy động nhân dân tích cực tham gia giải phóng mặt bằng các chương trình trọng điểm của quốc gia và của tỉnh; nhiều địa phương xác định rõ việc hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm quốc gia là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị.

Trong đó, tiến độ nhiều công trình, dự án hạ tầng quan trọng quốc gia được đẩy nhanh, nhất là các dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam - phía Đông, các tuyến cao tốc liên vùng, nội vùng được tập trung đầu tư.

Công tác thi đua khen thưởng đi vào cuộc sống và trở thành động lực cho phát triển đất nước - Anh 2

Quang cảnh Hội nghị

Thông qua phong trào Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 diện mạo vùng nông thôn trên địa bàn các tỉnh trong cum thi đua từng bước có sự thay đổi, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy. Lũy kế đến ngày 31.12.2023, các tỉnh trong Cụm đã có 835/1.224 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 68,21%), 89 xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và 35 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới .

Phong trào thi đua trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh được các tỉnh triển khai đồng bộ, gắn với cuộc vận động tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã tạo sự chuyển biến tích cực trong các tổ chức đảng và đảng viên.

Trong năm qua, cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khen thưởng, đặc biệt là việc cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác khen thưởng tại các cơ quan, đơn vị thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý. Việc thẩm định hồ sơ khen thưởng, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo khen đúng người, đúng việc, đúng thành tích, kịp thời tôn vinh gương “Người tốt, việc tốt”, tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước.

Công tác thi đua khen thưởng đi vào cuộc sống và trở thành động lực cho phát triển đất nước - Anh 3

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chứng kiến Lễ ký kết giao ước thi đua năm 2024 của Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi đua, khen thưởng của các tỉnh trong Cụm thi đua vẫn còn còn một số tồn tại, hạn chế như: Phong trào thi đua chưa liên tục, nội dung chưa phong phú, chưa gắn với giải quyết các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của địa phương…

Phát biểu tại hội nghị, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao công tác thi đua, khen thưởng của các tỉnh thuộc cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Công tác thi đua, khen thưởng của các tỉnh trong cụm ngày càng nề nếp chắc tay hơn. Quyền Chủ tịch nước đề nghị các địa phương, thực hiện công tác thi đua khen thưởng sát thực tiễn, đi vào cuộc sống và trở thành động lực cho phát triển đất nước.

Quyền Chủ tịch nước cũng cho hay, năm nay chúng ta có những việc liên quan đến thi đua, khen thưởng mà chính sách thi đua khen thưởng đang đặt ra, triển khai Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1.1.2024. “Hiện nay, tôi biết Chính phủ sắp ban hành các nghị định tổ chức thực hiện thì phải quán triệt cho tốt luật này để chúng ta triển khai thực hiện một cách trơn tru. Trong quá trình chuyển tiếp thì đề nghị Ban thi đua khen thưởng cũng phải có hướng dẫn cho các địa phương để làm sao thực hiện nó phù hợp, đúng luật”, Quyền Chủ tịch nước cho biết.

PHAN HIẾU

Ý kiến bạn đọc