Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Câu chuyện dài​​​​​​​ về quyền tác giả

Thứ Hai 17/08/2020 | 11:33 GMT+7

VHO- Theo Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL), trong 6 tháng đầu năm 2020, Cục đã thụ lý và cấp 4.156 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh vấn nạn xâm phạm bản quyền trên mọi lĩnh vực đang gia tăng, những con số biết nói này đã cho thấy ý thức tôn trọng bản quyền, chấp hành pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong xã hội đang dần được nâng cao.

V tranh chp quyn s hu trí tu b truyn tranh Thn đồng đất Vit kéo dài sut 12 năm (nh minh ha)

 Cũng trong nửa đầu năm, Cục Bản quyền tác giả đã biên tập, xuất bản 4 cuốn Niên giám đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan năm 2019, đồng thời hoàn thành số hóa 27.074 hồ sơ đăng ký giai đoạn 1986-2010.

Nhiều hoạt động tăng cường bảo vệ quyền tác giả

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều tác động tiêu cực nhưng những tháng đầu năm 2020, Cục Bản quyền tác giả đã triển khai và hoàn thành nhiều hoạt động quan trọng như: xây dựng phương án, báo cáo Ban hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ VHTTDL) nội dung đàm phán quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA); triển khai thực hiện các cam kết về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Nhiều chương trình hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế về vấn đề bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan cũng đã được triển khai...

Qua triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan giai đoạn 2017-2020, thực tế đã chứng minh việc xem nhẹ tác quyền và tùy tiện xâm phạm bản quyền tác giả, quyền liên quan đã cơ bản được khắc phục; ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những quan điểm và mục tiêu quan trọng mà Đề án nêu rõ phải khắc phục được những hạn chế, bất cập về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan của toàn xã hội; hình thành ý thức tuân thủ pháp luật khi sử dụng, khai thác các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Đối chiếu thực tế từ những ngày đầu đề án được triển khai đến nay, những quan điểm và mục tiêu được hướng tới đã dần được thực thi hiệu quả trong xã hội. Công tác truyền thông liên tục đổi mới, sáng tạo đã tác động đến vấn đề nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật về bản quyền tác giả trong cộng đồng.

Con đường còn lắm gian nan

Năm 2020, thực hiện Đề án truyền thông Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan giai đoạn 2017- 2020, Cục Bản quyền tác giả đã dự kiến phối hợp với WIPO tổ chức Hội thảo về quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26.4, Ngày sách và bản quyền thế giới 23.4. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hội thảo này hiện đang tạm hoãn. Cùng với đó, triển khai Đề án Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Cục Bản quyền tác giả dự kiến sẽ sớm tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định CPTPP, EVFTA, pháp luật Việt Nam và chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Trong những tháng cuối năm 2020, Cục Bản quyền tác giả cho biết sẽ tiếp tục triển khai thực hiện những nhiệm vụ chính như: Tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ phần quyền tác giả, quyền liên quan; Tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn phổ biến các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định CPTPP, EVFTA, pháp luật Việt Nam và chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai, thực hiện Quyết định số 1755/QĐ- TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Gameshow Bản quyền và Sáng tạo cho sinh viên các trường Đại học; Xây dựng phần mềm đăng ký quyền tác giả quyền liên quan tích hợp với Cổng dịch vụ công trực tuyến và Một cửa điện tử…

Xác định vấn đề bảo vệ bản quyền tác giả, quyền liên quan sẽ là một câu chuyện dài và để khắc phục những bất cập, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn từ ý thức của từng cá nhân. Vấn đề này đã được Cục Bản quyền tác giả đề cập tại nhiều hội thảo và các hoạt động chuyên đề. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực thi quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan còn diễn ra ở các lĩnh vực với những hình thức và mức độ vi phạm khác nhau. Vì vậy, ngoài các giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, đẩy mạnh giải pháp công nghệ thì các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức tôn trọng bản quyền từ mỗi người dân vẫn đang là một đòi hỏi được đặt ra từ thực tiễn. 

HOÀNG NGÂN

Print

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn:Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top