Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ VHTTDL: Đổi mới và hiệu quả

VHO- Trong năm 2022, công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Bộ VHTTDL triển khai đảm bảo kịp thời, đồng bộ, hiệu quả. Đặc biệt, Bộ đã xây dựng và ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành VHTTDL giai đoạn 2022-2026” làm cơ sở để việc triển khai PBGDPL bài bản và đảm bảo nguồn lực thực hiện.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ VHTTDL: Đổi mới và hiệu quả - Anh 1

 B trưng Nguyn Văn Hùng và các đi biu cùng nhng tác gi đot gii ti L tng kết, trao gii thưng cuc thi Sáng kiến, mô hình ph biến, giáo dc pháp lut hiu qu thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở” do Bộ VHTTDL tổ chức (Hà Nội, ngày 8.11.2022) Ảnh: NGUYỄN NAM

 Đổi mới từ nội dung…

Thực hiện phương châm PBGDPL ngành VHTTDL từ sớm, từ xa, ngay từ đầu tháng 12.2021, Bộ VHTTDL đã ký Quyết định và ban hành Kế hoạch PBGDPL ngành VHTTDL năm 2022. Theo đó, Kế hoạch đã đề ra 9 nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm trong năm 2022 và các nhiệm vụ trọng tâm cho các cơ quan, đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với từng hoạt động PBGDPL cụ thể theo Kế hoạch hoặc phát sinh khi có các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có liên quan đến ngành VHTTDL, Bộ đã kịp thời ban hành kế hoạch, công văn hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị tổ chức thực hiện.

Trong năm 2022, Bộ VHTTDL đã ban hành 12 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai hoạt động PBGDPL. Tăng cường PBGDPL theo các nhóm đối tượng, trước hết với nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, pháp luật, ưu tiên công chức, viên chức, người lao động, văn nghệ sĩ, vận động viên, huấn luyện viên thuộc phạm vi quản lý. Đặc biệt, năm 2022, Bộ đã xây dựng và ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành VHTTDL giai đoạn 2022-2026” làm cơ sở để việc triển khai PBGDPL bài bản và đảm bảo nguồn lực thực hiện.

Đối với công tác PBGDPL, Bộ VHTTDL đã ban hành kế hoạch năm từ sớm, thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ được giao năm 2022 theo Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 6.10.2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20.6.2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2022 ban hành theo Quyết định số 04/QĐ-HĐPH ngày 12.2.2022 và Công văn số 744/BTP-PBGDPL ngày 14.3.2022 của Bộ Tư pháp.

Bộ đã tập trung tuyên truyền việc thể chế hóa chủ trương, quan điểm, chính sách trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phổ biến các văn bản, chính sách cho cán bộ, nhân dân, tập trung vào các luật, pháp lệnh, văn bản mới thông qua năm 2021 và năm 2022; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Biên phòng Việt Nam…; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)...

… cho đến đổi mới về hình thức

Về hình thức, phương thức PBGDPL, Bộ cũng tổ chức truyền thông từ sớm, từ xa các dự thảo chính sách, pháp luật về văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch có tác động lớn đến xã hội; tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, đối thoại trực tiếp, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động, các chuyên gia, tổ chức, cá nhân liên quan đến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ngành, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, vận hành có hiệu quả Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ. Các báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Bộ và các đơn vị đã có chuyên trang, chuyên mục phổ biến văn bản mới, hỏi - đáp pháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch như Báo Văn Hóa, Báo Điện tử Tổ quốc, Tạp chí Du lịch... Cổng thông tin của Bộ thường xuyên biên soạn, đăng tải, cập nhật tin, bài với 7 chuyên mục độc lập đã nhận được lượng khán giả theo dõi, truy cập đông đảo.

Cùng với đó, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ pháp chế và quán triệt văn bản quy phạm pháp luật ngành VHTTDL năm 2022, khu vực phía Bắc (tổ chức ở tỉnh Hà Giang, tháng 5.2022) và khu vực phía Nam (tổ chức ở thành phố Cần Thơ, tháng 6.2022), với sự tham dự của gần 500 đại biểu đại diện lãnh đạo các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở DL, Phòng Văn hóa - thông tin cấp huyện thuộc các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Bước đầu triển khai mô hình “PBGDPL tích hợp” được Bộ chỉ đạo Vụ Pháp chế, Trung tâm Công nghệ thông tin, Báo Văn Hóa và các đơn vị liên quan triển khai, bước đầu có đổi mới, mang lại hiệu quả đóng góp vào công tác xây dựng văn bản QPPL. Cụ thể, trong thời gian 60 ngày lấy ý kiến các văn bản QPPL do Bộ chủ trì xây dựng, đồng thời đẩy mạnh công tác PBGDPL là mở diễn đàn, trao đổi, tọa đàm về một số nội dung chính, chính sách có tác động lớn đến xã hội để tạo hiệu ứng tham gia góp ý dự thảo văn bản QPPL.

Bộ VHTTDL cũng đã tổ chức cuộc thi “Sáng kiến, mô hình PBGDPL hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở”. Cuộc thi nhằm tìm kiếm, tôn vinh, nhân rộng những sáng kiến, mô hình PBGDPL thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở đang được triển khai trong thực tiễn hoặc có thể áp dụng rộng rãi, hiệu quả vào thực tiễn. Ban tổ chức đã nhận được tổng số 1.015 bài dự thi, trao giải thưởng cho 11 cá nhân và 10 tập thể đoạt giải. Bộ triển khai xây dựng tài liệu hướng dẫn, giới thiệu các sáng kiến, mô hình PBGDPL hiệu quả đề xuất Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương xem xét phổ biến, nhân rộng các sáng kiến, mô hình, cách làm hay về PBGDPL thông qua các hoạt động văn hóa ở cơ sở trong thực tiễn.

Cùng với đó, thực hiện Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26.4.2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Cổng thông tin của Bộ thiết kế lại giao diện Cổng với việc đưa chuyên mục PBGDPL ở vị trí trung tâm. Cổng thông tin điện tử của Bộ sẵn sàng liên kết, tích hợp, chia sẻ thông tin với các Cổng/Trang thông tin PBGDPL của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương; các ứng dụng, phần mềm phục vụ công tác quản lý nhà nước về PBGDPL, hỗ trợ quản lý, khai thác thông tin PBGDPL, sẵn sàng kết nối và chia sẻ dữ liệu đối với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu như: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, CSDL quốc gia về pháp luật, CSDL hỏi đáp pháp luật.

Bộ VHTTDL cũng tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác PBGDPL; rà soát, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đảm bảo phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Chú trọng truyền thông chính sách

Về tình hình thực hiện các đề án, chương trình, Bộ VHTTDL tiếp tục thực hiện việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật theo Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13.3.2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã biên soạn và xuất bản tài liệu về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan tham mưu thuộc Bộ và phát hành tới tủ sách pháp luật của tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, Bộ VHTTDL đã có Công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ, các cơ quan truyền thông, báo chí triển khai, quán triệt đầy đủ nội dung Đề án đến công chức thuộc cơ quan mình, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách bằng hình thức phù hợp và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, truyền thông dự thảo chính sách đảm bảo đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với đối tượng, địa bàn để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Bộ cũng đã ban hành Kế hoạch “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)”. Cùng với đó là xây dựng văn bản triển khai việc quán triệt, khảo sát đánh giá nhu cầu, củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng và kênh tiếp nhận, giải đáp, tư vấn, nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của các đối tượng đặc thù và triển khai các giải pháp mới phù hợp với đối tượng theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11.8.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” theo lộ trình đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Ngành…

THANH BÌNH

Ý kiến bạn đọc