Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
28 Tháng Ba 2024

Đào bờ kè phát hiện chuông đồng cổ

Thứ Hai 10/01/2022 | 09:46 GMT+7

VHO- Qua thông tin từ các cụm chữ Hán khắc trên thân quả chuông cho biết, chuông được đúc vào tháng 3.1856, năm thứ 10 thời vua Tự Đức trị vì. Chuông do 12 đệ tử công đức, 7 ông cai Tổng và 2 ông quan võ cấp dưới đã đồng lòng cho phép đúc quả chuông để cung tiến, đưa vào treo ở khu cửa chính ra vào của ngôi đền Tuần Quán.

 Cán bộ chuyên môn Bảo tàng Yên Bái trực tiếp nghiên cứu, giám định giá trị văn hóa và niên đại chuông cổ

Trước đó, ngày 16.12.2021, tại tổ 14, phường Yên Ninh, TP Yên Bái, đơn vị Công ty cổ phần ĐTXD & TM Nam Phong đang thi công công trình xây dựng bờ kè, đoạn chảy qua cầu Tuần Quán đã phát hiện được một hiện vật nghi là chuông đồng. Người phát hiện là anh Trịnh Đức Thanh, công nhân kỹ thuật vận hành máy múc đất ở độ sâu khoảng 10m so với mặt bằng bờ sông Hồng để làm móng kè (điểm mỗ cầu số 3 bên (Tả) ngược lên khoảng 18m), cách bờ khoảng 25m. Chuông còn nguyên vẹn toàn thân (bị gẫy mất quai treo đầu đốc) và đã kịp thời báo cáo cho Ban Chỉ huy công trường, chính quyền sở tại và các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa địa phương và Bảo tàng tỉnh.

Ngày 17.12, các cán bộ chuyên môn của Bảo tàng tỉnh đã đến tiếp cận, nghiên cứu, giám định giá trị lịch sử, văn hóa, niên đại của hiện vật cổ vật. Kết quả nghiên cứu, giám định thông qua các thông tin ký tự Hán nôm khắc trên thân chuông đồng cho thấy: Chuông được đúc bằng hợp kim, đúc làm hai phần sau đó đem ghép lại hình thành chiếc chuông và được chia làm 4 mặt, có dạng hình trụ, vai chuông hình khum, cong nhẹ, phần trên cùng của quả chuông là đôi rồng đấu lưng nhau, tạo hình thành quai của quả chuông. Đôi rồng được tạo hình khỏe khoắn, mình có nhiều vẩy, bờm và sừng rồng dài, móng chân nhọn, đôi rồng đang trong tư thế gồng mình lên tạo thành quai chuông chắc chắn.

Trên thân chuông được trang trí đơn giản theo phong cách đặc trưng thời Nguyễn, trên toàn thân trang trí 4 cụm đường kẻ dọc chia thân quả chuông làm 4 phần đều nhau, mỗi cụm phân chia gồm 5 đường kẻ dọc song song, chuông có 4 núm lồi, xung quanh núm trang trí những hạt tròn như tràng hạt khép kín đường viền của núm. Chuông có chiều cao 0,60m; đường kính đáy 31,5cm, cân nặng 29 kg. Đặc biệt trên thân chuông có khắc 4 cụm chữ Hán: cụm 1 (4 chữ); cụm 2 (28 chữ); cụm 3 (48 chữ); cụm 4 (16 chữ). Ý nghĩa của 4 cụm chữ Hán (minh văn) qua nghiên cứu tạm phiên âm, dịch nghĩa. Như vậy, qua thông tin từ các cụm chữ Hán khắc trên thân của quả chuông cho biết, chuông được đúc vào tháng 3.1856, năm thứ 10 thời vua Tự Đức trị vì. Do 12 đệ tử công đức, 7 ông cai Tổng và 2 ông quan võ cấp dưới đã đồng lòng cho phép đúc quả chuông (hợp kim) này để cung tiến, đưa vào treo ở khu cửa chính ra vào của ngôi đền Tuần Quán.

Hiện nay quả chuông đã được các cơ quan đơn vị thi công, quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa địa phương bàn giao về Bảo tàng tỉnh lưu giữ, bảo quản, tiếp tục nghiên cứu và phát huy giá trị của cổ vật chuông đồng lâu dài tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái. 

LÝ KIM KHOA

Print

Góc ảnh

Xem nhiều nhất

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình,Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top