Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Khai mạc trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam"

Thứ Ba 18/01/2022 | 12:23 GMT+7

VHO- Trưng bày chuyên đề Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam vừa được Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số sưu tập tư nhân khai mạc sáng 18.1 tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia cùng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý dự và cắt băng khai mạc trưng bày.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương và các đại biểu tham quan trưng bày

Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam cho biết, hình tượng hổ có lịch sử lâu đời trong văn hoá Việt Nam. Các tài liệu liên quan chứng minh, hổ là đối tượng sùng bái và là vật tổ của nhiều bộ tộc từ thời tiền sử. Cách ngày nay trên 2.000 năm, hình tượng hổ bước vào mỹ thuật trên các đồ đồng Đông Sơn, với quan niệm kính sợ và tôn thờ sức mạnh, oai linh của loài vật này.

“Cùng với diễn trình lịch sử, văn hoá Việt Nam, hình tượng hổ có những diễn biến và ý nghĩa tương ứng, từ ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, biểu tượng vương quyền đến những vật dụng, trang trí đời sống sinh hoạt thường nhật trong dân gian; tạo hình, phong cách, ứng dụng, ý nghĩa của mỗi thời đại cũng tồn tại những khác biệt. Hình tượng hổ đã đồng hành và đóng góp những nét đặc sắc với phức cảm thẩm mỹ vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam…”, TS. Nguyễn Văn Đoàn nhấn mạnh.

Nhiều hiện vật đặc sắc về Hổ trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam

Với trên 30 hiện vật và các tài liệu, hình ảnh chọn lọc, trưng bày giới thiệu với công chúng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình hổ đặc sắc trải dài trên 2.000 năm của lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Trưng bày chuyên đề Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam được thể hiện theo niên đại kết hợp loại hình, gồm các nội dung: Hổ trong nghệ thuật thời Đông Sơn, Hổ trong nghệ thuật 10 thế kỷ đầu công nguyên, Hổ trong nghệ thuật thế kỷ X- XX (gồm: Tượng hổ trong các lăng mộ thế kỷ XIII – XVIII, Hổ trong nghệ thuật gốm, Hổ trong điêu khắc đình làng thế kỷ XVI – XVIII, Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống, Hổ trong mỹ thuật thời Nguyễn, thế kỷ XIX – XX).

Tượng hổ đá ở lăng mộ Trần Thủ Độ

"Nhiều hiện vật đặc biệt về hình tượng hổ trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam tại trưng bày đã mang đến những ấn tượng, cảm xúc với người xem khi năm mới Nhâm Dần đang đến rất gần. Thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn giúp công chúng khám phá, tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về sưu tập hiện vật, ý nghĩa của hình tượng hổ trong lịch sử văn hoá Việt Nam...", ông Nguyễn Văn Đoàn phát biểu.

Trưng bày mở cửa đến hết ngày 31. 8. 2022. 

Một số hình ảnh tại lễ khai mạc trưng bày:

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương và các đại biểu tham quan trưng bày

Những hiện vật đặc biệt cuốn hút người xem

Với trên 30 hiện vật và các tài liệu, hình ảnh chọn lọc, trưng bày giới thiệu với công chúng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình hổ đặc sắc trải dài trên 2.000 năm của lịch sử mỹ thuật Việt Nam

BẢO NGÂN, ảnh: TÂM NGỌC

 

 

Print
Tags:

Góc ảnh

Xem nhiều nhất

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình,Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top