Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Quảng Ninh: Công bố quyết định công nhận hai bảo vật quốc gia

Thứ Hai 22/04/2019 | 21:33 GMT+7

VHO- Ngày 22/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề: “Từ Thăng Long đến Yên Tử - Hành trình từ bậc minh quân đến Đức Phật hoàng”. Hai bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh: Bình gốm Đầu Rằm, niên đại Văn hóa Phùng Nguyên muộn cách đây 3.000 - 3.400 năm và Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử, niên đại từ thế kỷ XIV của Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ công nhận đợt 7, tháng 12/2018 cùng với 20 hiện vật khác của cả nước.

Công bố và trao quyết định công nhận bảo vật quốc gia.

Bình gốm Đầu Rằm được đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) phát hiện năm 1998 tại di tích khảo cổ học Đầu Rằm, xã Hoàng Tân, TX Quảng Yên hiện nay. Đây giá là một kiệt tác gốm tiền sơ sử, hiện vật gốc độc bản được tìm thấy trong số hàng trăm di tích thời đại tiền sơ sử ở miền Bắc Việt Nam. Đến nay, bình gốm Đầu Rằm là hiện vật gốm có hình dáng chiếc gùi tre duy nhất của thời đại đồng thau sơ kỳ được phát hiện trong khảo cổ học. Bình sử dụng các loại hoa văn trang trí điển hình của gốm văn hóa Phùng Nguyên: Hoa văn hình chữ S, hoa văn chấm dải, hoa văn hình rẻ quạt, hoa văn hình elip…

Hai bảo vật quốc gia của tỉnh Quảng Ninh.

Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử được phát hiện ngày 21/6/2012 tại thôn Trại Lốc, xã An Sinh, TX Đông Triều, trong quá trình thi công mở rộng con đường từ Trại Lốc lên Ngọa Vân, trong quần thể các di sản nhà Trần tại Đông Triều. Hộp  làm bằng vàng và tạo dáng giống một đóa sen đang độ “mãn khai”. Hộp được chế tác bằng kỹ thuật gò trên khuôn và tạo hoa văn bằng kỹ thuật khắc, gò bằng tay - loại kỹ thuật luôn cho ra những sản phẩm đơn chiếc, thể hiện cung bậc cảm xúc riêng của người thợ ở từng thời điểm nhất định. Các họa tiết hoa văn, nhất là nền gấm văn mây làm nền họa tiết hoa chanh là họa tiết chính, cho thấy trình độ và kỹ thuật hết sức điêu luyện của nghệ nhân. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao trong sự phát triển mỹ thuật thời Trần nửa đầu thế kỷ 14.

Đồng thời, Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức trưng bày 100 bức ảnh, tư liệu, hiện vật, hình ảnh di tích qua các cuộc khai quật cổ tại di tích Thăng Long; hệ thống các di tích liên quan nhà Trần và Trúc Lâm Yên Tử tại Quảng Ninh. Triển lãm làm sáng tỏ giá trị lịch sử văn hóa thời Trần nói chung, tư tưởng và các di sản của Đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông nói riêng trong hệ thống các giá trị lịch sử nhà Trần, qua đó nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Triển lãm sẽ mở cửa phục vụ du khách các ngày trong tuần theo lịch mở cửa của Bảo tàng Quảng Ninh; từ ngày 22/4 đến 30/5/2019.

HẢI ĐĂNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top