Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Áp lực... ngược

Thứ Sáu 12/07/2019 | 11:11 GMT+7

VHO- Trong khi rất nhiều trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường thuộc khối văn hóa-nghệ thuật luôn trong tình trạng thí sinh đăng ký ít thì Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội lại bị áp lực… ngược vì số lượng thí sinh đăng ký quá đông. Điều đó cho thấy, xã hội đang quan tâm và rất “khát” nhân lực trong lĩnh vực du lịch.

 Trường CĐ Du lịch ký kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch với doanh nghiệp sử dụng lao động

“Hot” nhất vẫn là Quản trị khách sạn và Kỹ thuật chế biến món ăn

Theo ông Trịnh Cao Khải, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, những năm gần đây, số lượng học sinh theo học ngày càng tăng. Nhìn vào sự phát triển với tốc độ cao của ngành liên tục trong thời gian qua cũng có thể thấy nhu cầu của xã hội về nhân lực lao động trong lĩnh vực du lịch lớn như thế nào.

Năm học 2018- 2019, Nhà trường mở 2 đợt tuyển sinh, đợt 1 có 3.400 hồ sơ, đợt 2 có 2.000 hồ sơ, lớn hơn rất nhiều chỉ tiêu đào tạo 2.300 của trường. Trong số 7 ngành/chuyên ngành đào tạo hệ cao đẳng (đào tạo 36 tháng) của trường, có những ngành nghề rất “hot” gần đây được thí sinh đăng ký đông nhất là Quản trị khách sạn và Kỹ thuật chế biến món ăn. Ở hệ trung cấp (đào tạo 24 tháng) và sơ cấp (đào tạo 4-6-9 tháng) các ngành/ nghề đào tạo được nhiều thí sinh đăng ký cũng liên quan đến nhà hàng, khách sạn, chế biến món ăn.

Hiện nay, Nhà trường xét tuyển đầu vào theo hai tiêu chí: Xét tuyển dựa trên Giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019 và xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT lớp 12 (tổ hợp môn xét tuyển theo các ngành học tương ứng). Qua theo dõi, trong những năm gần đây thí sinh có xu hướng xét tuyển theo học bạ nhiều hơn và tỉ lệ xét theo điểm thi THPT ít hơn. Vì là trường có số lượng thí sinh đăng ký đông trong khi hiện nay năng lực đào tạo của Nhà trường đã đạt mức tối đa nên khi xét tuyển, Nhà trường vẫn có quyền lựa chọn thí sinh vào học.

90% học viên ra trường tìm được việc làm

Luôn đặt mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo theo các tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT nên ngay khi xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho mỗi năm học, Nhà trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải phù hợp với năng lực đào tạo của nhà trường, phù hợp với cơ sở vật chất và số lượng giảng viên để đảm bảo chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

“Trước khi học sinh, sinh viên nhận bằng tốt nghiệp 1 tháng, Nhà trường có khảo sát và nhận được kết quả, có tới 90% học sinh, sinh viên ra trường có việc làm ngay. Thậm chí các em còn không cần tới sự giới thiệu, hỗ trợ tìm việc của Nhà trường hoặc có những khi doanh nghiệp đến “đặt hàng” nhưng trường không đủ nguồn nhân lực để đáp ứng”, ông Trịnh Cao Khải cho biết.

Đặc biệt là với các ngành Quản trị khách sạn và ngành

 Kỹ thuật chế biến món ăn, có những em học sinh, sinh viên chưa ra trường đã có nơi nhận vào làm. Thực tế này cho thấy, hiện nay số lượng doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú trên toàn quốc tăng cao nên tạo ra nhu cầu lao động lớn. Thêm vào đó, môi trường làm việc trong các khách sạn, nhà hàng cũng tiệm cận với quốc tế, mở mang hiểu biết, văn minh nên nhiều người muốn làm việc trong những môi trường này.

Đối với ngành chế biến món ăn, một ngành thế mạnh của Nhà trường cũng có nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra làm trong các khách sạn, nhà hàng; tự kinh doanh trong lĩnh vực này nên nhu cầu về lao động trong ngành tăng cao.

Trước những đổi thay của xã hội và đặc biệt là để đào tạo nhân lực sát với thực tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường, Nhà trường đã có những thay đổi đối với đội ngũ giảng viên, phương thức, nội dung giảng dạy; tăng tính thực hành, ngoại ngữ, tin học với sinh viên, đảm bảo đúng theo tiêu chí đào tạo nghề của Bộ LĐ,TB&XH. Trường đã thực hiện nhiều chương trình phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp du lịch để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của họ; xem yêu cầu của họ đối với học sinh, sinh viên trong quá trình thực tập, làm việc thế nào; chế độ, chính sách tuyển dụng của các doanh nghiệp ra sao...

Bên cạnh đó, Nhà trường liên tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giúp những nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam không ngừng được bồi dưỡng nâng cao tay nghề, hỗ trợ nguồn lao động có trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước. 

THÚY HÀ

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top