Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Âm nhạc cổ điển Việt Nam: Khởi đầu cho quá trình hội nhập thế giới

Thứ Sáu 12/07/2019 | 11:13 GMT+7

VHO- Cuộc thi Âm nhạc quốc tế violin và hòa tấu thính phòng Việt Nam 2019 do Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ VHTTDL sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 11.8 tại Hà Nội. Hội đồng giám khảo cuộc thi gồm những nghệ sĩ, giáo sư, các nhà hoạt động âm nhạc uy tín của các trường Đại học hàng đầu trên thế giới.

 

Huyền thoại Violon người Nga, NSND Viktor Tretyakov, người từng đoạt Huy chương Vàng tại cuộc thi Âm nhạc mang tên Tchaikovsky năm 1966, Chủ tịch Hội đồng giám khảo chấm thi violon của cuộc thi

PGS. TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi nhấn mạnh, đây là cuộc thi quốc tế dành cho chuyên ngành violon, hòa tấu thính phòng piano và dây đầu tiên tại Việt Nam. Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam với các chuyên ngành đào tạo âm nhạc phương Tây đã tồn tại hơn 60 năm, trong đó có violin là chuyên ngành đào tạo đầu tiên cùng với piano. Tuy nhiên, Học viện đã có kinh nghiệm từng tổ chức 4 cuộc thi piano quốc tế còn violon thì đây là lần đầu tiên. Vì thế, sự kiện này sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển tiến tới hội nhập thế giới của nền âm nhạc cổ điển Việt Nam.

Cuộc thi năm nay có sự tham gia của các thí sinh đến từ 19 quốc gia. Tổng cộng có 64 thí sinh đại diện cho châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Úc dự thi ở các bảng. Trong đó, ở bảng violin, Việt Nam được chọn 5/29 thí sinh; ở bảng hòa tấu thính phòng, số lượng nhóm thí sinh Việt Nam là 7/11... Do số lượng thí sinh đăng ký vòng sơ tuyển quá đông và chất lượng chuyên môn cao nên Ban tổ chức đã quyết định tăng số lượng dự thi bảng violon lên 29 thí sinh và bảng hòa tấu thính phòng lên 11 nhóm. Hình thức thi được xây dựng và hướng theo chuẩn mực của đa số các cuộc thi uy tín thế giới. Sau vòng loại qua băng video, BTC chọn 24 thí sinh lọt vào vòng thi chính thức (vòng 1), tiếp đến là 12 thí sinh vào bán kết (vòng 2) và 6 thí sinh vào vòng chung kết cho mỗi bảng thi.

TS. NSƯT Bùi Công Duy, Phó Giám đốc Học viện, Phó Ban tổ chức đồng thời là Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi cho biết, các thí sinh dự thi đến từ các nhạc viện danh tiếng trên thế giới như Nhạc viện Tchaikovsky, Trường Âm nhạc Julliard, Nhạc viện Hoàng gia Luân Đôn, Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh, Trường Đại học Âm nhạc và Nghệ thuật Geidai - Nhật Bản, Nhạc viện Hoàng gia Bỉ,… Trong đó, có nhiều thí sinh đã đạt được những thành tích cao tại các cuộc thi danh tiếng như: Cuộc thi quốc tế mang tên Queen Elizabeth 2019 tại Brussels (Vương quốc Bỉ), Cuộc thi quốc tế mang tên Tchaikovsky 2019 tại Moskva (Liên bang Nga), Cuộc thi quốc tế Violon tại Sendai (Nhật Bản), Cuộc thi âm nhạc quốc tế Schoenfeld tại Harbin (Trung Quốc), Cuộc thi Violon quốc tế “Premio Rudolfo Lipizer” tại Gorizia (Ý) và các cuộc thi lớn khác.

Số lượng ban giám khảo của cuộc thi này là 16 người và đều là những nghệ sĩ, giáo sư, các nhà hoạt động âm nhạc uy tín của các trường Đại học hàng đầu trên thế giới. Đặc biệt, phải kể đến là huyền thoại violon người Nga, NSND Viktor Tretyakov, người từng đoạt Huy chương Vàng tại cuộc thi âm nhạc mang tên Tchaikovsky năm 1966 và các giải thưởng cao quý khác như giải thưởng Lênin Komsomol, giải thưởng Nghệ sĩ Toàn cầu (Planet Musician) do UNESCO trao tặng.

PGS. TS Lê Anh Tuấn cũng nhấn mạnh, đến với cuộc thi lần này, công chúng yêu nhạc sẽ được chiêm ngưỡng, được nghe những âm thanh tuyệt đẹp, bay bổng, ấn tượng và bất ngờ từ những cây đàn quý hiếm vài trăm năm tuổi như: Guarnerius, Stradivarius, Guadanini, Gagliano, Storioni, Collin-Mezin... mà các thành viên Ban giám khảo và thí sinh mang đến. Tiếp đến là màn biểu diễn khai mạc với sự tham gia của các nghệ sĩ-Ban giám khảo quốc tế như: NSƯT Bùi Công Duy, Max Levinson (Mỹ), Chika Murata (Nhật Bản) cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời. Điểm nổi bật nữa của cuộc thi lần này là toàn bộ Ban giám khảo sẽ biểu diễn một đêm Gala vào ngày 6.8 với Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời tại Phòng hoà nhạc lớn của Học viện Âm nhạc quốc gia. Sự kiện hoà nhạc này cũng là một điểm khác biệt và hiếm có tại các cuộc thi trên thế giới. Đồng thời với đó, các sinh viên, giảng viên, học sinh của VN sẽ có cơ hội cọ xát, được tiếp xúc, được có những buổi lên lớp trực tiếp bởi chính những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới giảng và giao lưu. 

Với tổng giá trị các giải thưởng hơn 1 tỉ đồng, quy mô và cách thức tổ chức chuyên nghiệp, cuộc thi là sự kiện văn hóa của ngành VHTTDL và là sự khởi đầu cho việc hội nhập của nền văn hóa nghệ thuật nói chung và của nền âm nhạc Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, cuộc thi sẽ tạo một sân chơi đẳng cấp, giúp cho các bạn trẻ tại Việt Nam có cơ hội được so tài, học hỏi, tạo thêm động lực phấn đấu và những trải nghiệm quý báu trên con đường sự nghiệp của mình. Đồng thời đây sẽ là thông điệp mang tính đột phá, một sự thách thức hướng ra thế giới của ngành văn hoá và đào tạo nghệ thuật Việt Nam.

(PGS. TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam)

HÀ MINH

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top