Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Xung quanh một công trình bên sông Hương: “Đính chính” cho những ngộ nhận

Thứ Tư 24/07/2019 | 11:00 GMT+7

VHO- Nhiều năm qua, trên một số báo chí đã bàn đến “Đài chiến sĩ trận vong”, cách “gọi tắt” một công trình kiến trúc có giá trị tọa lạc trên bờ Nam sông Hương, phía trước Trường Quốc học Huế. Có người còn gọi đây là “Bia Quốc học”. Tuy nhiên hầu hết các bài viết đó mới chỉ nêu lên một khía cạnh của công trình như giá trị về kiến trúc, hoặc mới đây là việc trùng tu cần tránh tạo ra một “công trình mới”... 


   Lễ khánh thành công trình vào ngày 23.9.1920 Ảnh: Tư liệu 

Theo tôi, có lẽ bài viết của Nguyễn Quang Trung Tiến (Trường Đại học Khoa học Huế) với nhan đề: “Đài tưởng niệm “Những người Pháp cùng Việt Nam ở Trung Kỳ hy sinh vì xứ sở trong chiến tranh 1914-1918” đặt tại Huế: Báu vật bị biến dạng và lãng quên!” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển xứng đáng là một công trình nghiên cứu rất đáng được các nhà nghiên cứu “tiếp âm” để các cơ quan hữu quan chú trọng tham khảo và sớm tìm ra “lời giải” thích hợp lý nhất đối với công trình mà tác giả gọi là“báu vật” này. 
1.Trước đây, các đài tương tự ở Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Sài Gòn đã bị phá bỏ. Theo tác giả bài viết trên, Đài chiến sĩ trận vong ở Huế đang được lưu giữchủyếu vì giá trị kiến trúc đặc sắc của nó, chứ không hề xuất phát từ ý nghĩa lịch sử quan trọng của công trình. Tôi nêu vấn đề này một phần vì Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển thường bị cho là“khô khan”, ít độc giả, dễ bị chìm ngập trong thế giới thông tin nóng sốt hiện nay; phần khác chính là vì bài viết gồm nhiều ảnh minh họa dày đến 22 trang khổ lớn, do tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến đã biết tiếp thu, tổng hợp tư liệu các nhà nghiên cứu đi trước, nên công trình vừa có tầm khái quát, vừa chi tiết và có cả kiến nghị giải pháp cụ thể. 
Và vì vậy, có thể nói đây là căn cứ tin cậy để “đính chính” những ngộ nhận trước đây cũng như để lập phương án trùng tu, tôn tạo và quảng bá đúng với những giá trị của công trình. 
Ngộ nhận trước hết là về tên gọi. “Đài chiến sĩ trận vong” là cách gọi tắt có thể tạm chấp nhận, nhưng không thể gọi là “Bia Quốc học”. Thậm chí, mấy năm trước, tôi đã phải “sửa sai” giúp kịch bản của một Đài truyền hình phía Bắc khi họ gọi đây là “Đài liệt sĩ” trong đoạn quay cảnh bờ Nam sông Hương. Sự nhầm lẫn không đáng trách nhiều vì sách sử không nhắc đến công trình này, cũng chẳng có tấm biển hướng dẫn ghi tên gắn ở đây. 
Nhầm lẫn tai hại hơn là hiểu sai nội dung công trình. Không ít người, kể cả người ở Huế, nếu không muốn nói là rất nhiều người, tưởng rằng đây là đài tưởng niệm những lính Pháp chết khi xâm lược Việt Nam, khởi đầu là sự kiện “Thất thủ kinh đô” (23 tháng 5 Ất Dậu 1885). Sự nhầm lẫn này tất yếu dẫn đến hệ quả: Bọn xâm lược chết là đáng kiếp, còn xây đền đài làm chi. Có lẽ cần nói thêm: Đây là cách nghĩ của một thời, khi sự căm thù tội ác quân xâm lược còn “nóng hổi”; bây giờ là cách nghĩ nhân ái hơn, khi các cuộc chiến đã qua, những kẻ chủ mưu gây chiến mới là tội đồ, chứ người lính cũng chỉ là nạn nhân. Tôi đã thấy ở Điện Biên Phủ quanh khu đất chôn cất sĩquan, binh lính Pháp tử trận ở đây, Nhà nước ta, với chính sách nhân đạo, đã cho xây thành bao quanh, ở giữa có cột trụ ghi: “Aux officiers et soldats de l’ armée Francaise morts à Điện Biên Phủ”. Huống chi Đài chiến sĩ trận vong Huế là nơi tưởng nhớ cả ngàn đồng bào mình bị cưỡng bức bắt đi lính đã chết trong Thế chiến I. 


 Công trình nhìn từ sông Hương Ảnh: SƠN THÙY

2 .Tôi tin rằng tất cả những ai đã hiểu lầm như trên, khi biết tên chính thức của công trình này như đã ghi rõ trong nhan đề bài viết của tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến: Đài Tưởng niệm “Những người Pháp cùng Việt Nam ởTrung Kỳ hy sinh vì xứ sở trong chiến tranh 1914-1918” đặt tại Huế: Báu vật bị biến dạng và lãng quên!, thì nhất định sẽ có cách ứng xử khác. Và sẽ có người thốt lên, “àthìra công trình này tưởng nhớ một trang sử bi thảm của nhân loại trong Thế chiến thứ nhất, chứ không động chạm đến hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta”. Người xưa yêu cầu phải “chính danh” là vậy. 
Về quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị của công trình, xin mời xem bài viết đã dẫn. Chỉ xin dẫn lại chi tiết tác giả nêu lên đủ để cho chúng ta phải suy nghĩ lại về cách ứng xử lâu nay đối với công trình này. Đó là việc cụ Hồ khi sang Pháp đàm phán hòa bình năm 1946 đã đến dâng hương trước Đài Tưởng niệm đồng bào Việt Nam đã chết trong Chiến tranh Thế giới I tại Nogent-sur- Marne. Quả là, “nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự tôn trọng đời sống tâm linh vàmang đậm tính nhân văn đối với đồng bào mình đã chết, cũng như nhân thân của họ, trong Chiến tranh Thế giới I của Chủtịch Hồ Chí Minh làmột tấm gương đáng được nhân dân Huế nói riêng, nhân dân cả nước nói chung trân trọng, noi theo…” (Trích từ bài đã dẫn). 
Chính với tinh thần ấy, tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến đã viết: “Nhân sự kiện nhiều quốc gia trên thế giới vừa kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ nhất (1914-1918), bài viết này sẽ trình bày bối cảnh ra đời và giá trị đích thực của công trình, từ việc thực dân Pháp đã đưa những người lính Việt Nam sang chiến đấu ở châu Âu như thế nào? Bao nhiêu người Việt Nam đã phải chết oan uổng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy? Đến việc xây dựng đài tưởng niệm ở Huế ra sao? Giá trị và ý nghĩa của Đài tưởng niệm tại Huế nên hiểu như thế nào cho đúng?”. 
Trên cơ sở công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Trung Tiến, “noi theo tấm gương” cụ Hồ “tôn trọng đời sống tâm linh và mang đậm tính nhân văn đối với đồng bào mình đã chết”, ở đây là78 người có họ tên thuộc các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, đại diện cho khoảng 1.500 người Việt ở Trung Kỳ đã chết trong Thế chiến I, theo tôi trước mắt cần lắm làm những việc tới đây. 
3. Các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiến hành khảo sát, đánh giámột cách kỹ lưỡng nội dung của công trình này để có cách tuyên truyền và quảng bá đến đông đảo du khách. Trên cơ sở đó xem xét việc gắn tấm biển ghi tên công trình chính xác bằng 3 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp. Về tên gọi “vắn tắt”, theo tôi hoàn toàn có thể dùng “Đài Tử sĩ Thế chiến I”, vì trong sách “Từ điển tiếng Việt” bản in lần thứ hai của NXB Khoa học xã hội đã cắt nghĩa “Tử sĩ = Người chết trận”. Cần ghi tên họa sĩ Tôn Thất Sa, tác giả công trình này và nếu có thể được thìghi vài tư liệu chủyếu nhất (như năm xây dựng, quy mô, số liệu người Việt được tưởng niệm ở đây thuộc địa phương nào…). Cũng có thể bố trí nơi đặt lư hương và cắm hoa vì hẳn là nhiều người dân Huế và du khách - nhất là hậu duệ của 1.500 tử sĩ trong Thế chiến I ở khắp miền Trung, khi có dịp thăm Huế, được hiểu rõ về công trình này, sẽ đến thắp hương tưởng niệm. 
Bên cạnh đó, cần có ngay chủtrương không sử dụng không gian của công trình này làm sân khấu, nhất là với trường hợp diễn viên trang phục không “nghiêm chỉnh”, không phù hợp với thuần phong mỹ tục ở nơi thờ tự của Việt Nam. Sau đó, các cơ quan hữu quan, trên cơ sở đề xuất của các nhà nghiên cứu chuyên ngành (kiến trúc, mỹ thuật, lịch sử…) sẽ quyết định những bước tiếp theo trong việc đề nghị công nhận Di tích lịch sử-văn hoá quốc gia, trùng tu, tôn tạo, cách sử dụng không gian quanh công trình (ví như bố trí một Quán sách - văn hoá phẩm chuyên về Huế, vừa để quảng bá cho Huế, vừa là cách thu hút du khách đến với công trình. Một cuốn sách-ảnh đẹp, đầy đủ tư liệu về công trình này chắc chắn sẽ có nhiều người mua…). 
Rất mong những ýkiến nêu trên lại được tiếp thu để công trình đặc biệt này bên sông Hương được nhiều người biết đến, đúng với giá trị của nó. 

 Khi biết tên chính thức của công trình này như đã ghi rõ trong nhan đề bài viết của tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến: “Đài tưởng niệm “Những người Pháp cùng Việt Nam ởTrung Kỳ hy sinh vì xứ sởtrong chiến tranh 1914-1918” đặt tại Huế: Báu vật bị biến dạng và lãng quên!”, thìnhất định sẽ có cách ứng xử khác. Và sẽ có người thốt lên, “à thìra công trình này tưởng nhớ một trang sử bi thảm của nhân loại trong Thế chiến thứ nhất, chứ không động chạm đến hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta”. 

NGUYỄN KHẮC PHÊ 

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top