Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Viết tiếp "Doanh nghiệp ngang nhiên dựng container trên rừng phọng hộ ở Hà Tĩnh”: Liệu có phạt để cho tồn tại?

Thứ Tư 04/03/2020 | 10:36 GMT+7

VHO- Liên quan đến việc chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép điều chỉnh thiết kế nhưng Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành tự ý đặt 130 phòng container trên khu rừng phòng hộ ven biển xã Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) để làm nhà nghỉ, doanh nghiệp này đã bị Thanh tra Sở Xây dựng Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt về hành vi tổ chức thi công xây dựng các hạng mục công trình không có giấy phép.

 Container được đặt trên trụ bê tông, có lát gạch làm nền, bên trong lắp đặt nhiều thiết bị, trổ cửa sổ giống một phòng nghỉ thu nhỏ

 Theo đó, ngày 26.2, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã ra quyết định xử phạt 35 triệu đồng về hành vi tổ chức thi công xây dựng các hạng mục công trình không có giấy phép đối với Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành. Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục hồ sơ xin cấp thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch và giấy phép theo quy định trước khi thi công. Tuy nhiên, khi chưa được phép của các cơ quan thẩm quyền chấp thuận thì chủ đầu tư dự án này vẫn bất chấp pháp luật tự ý tiếp tục xây dựng và thách thức dư luận. Dư luận đang đặt câu hỏi, chủ đầu tư cố tình phớt lờ ý kiến của cơ quan chức năng hay Thanh tra Sở Xây dựng phạt để cho… tồn tại?

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành (có trụ sở tại thôn 6, xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), có người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Ngọc Mỹ (hộ khẩu thường trú tại tầng 3, GC8, tòa nhà The Vista, phường An Phú, quận 2, TP Hồ Chí Minh) được UBND tỉnh Hà Tĩnh “nuông chiều” tại 3 dự án: “Sân Golf 18 lỗ Xuân Thành; Trung tâm dịch vụ thể thao giải trí đua chó Xuân Thành và Khu dịch vụ và nhà nghỉ Xuân Thành tại xã Xuân Thành và xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân). Ba dự án này có tổng số vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng này được khởi công từ năm 2008, nhưng đến nay, tức là hơn 10 năm với 4 lần điều chỉnh cùng nhiều công văn thúc giục nhà đầu tư của UBND tỉnh Hà Tĩnh, nhiều hạng mục của dự án vẫn đang là những “mớ bùi nhùi”.

Thế nhưng, tháng 4.2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh lại tiếp tục “ưu ái” cho Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành “mượn” khoảng 2,95ha rừng phòng hộ ven biển xã Xuân Thành để thành lập Dự án “Quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng phòng hộ ven biển”. Trong Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu dự án hoàn thành và đưa vào khai thác trong vòng 2 tháng, tức là tháng 6.2017. “Ngâm” gần 3 năm, tưởng chừng dự án Quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng phòng hộ ven biển đã “chết yểu”, và lợi dụng khi các đơn vị quản lý lơ là thì mới đây (khoảng tháng 11.2019) Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành bất ngờ triển khai dự án một cách rầm rộ. Điều đáng nói, thay vì lắp đặt 130 cái lều bạt phục vụ khách du lịch nghỉ mát dưới tán rừng phòng hộ, nhà đầu tư lại tự ý điều chỉnh chủ trương, tự cấp giấy phép xây dựng cho chính mình để đào móng, đổ bê tông cốt thép, lắp đặt bồn chứa chất thải ngầm và dựng gần như hoàn thiện gần 200 “nhà nghỉ” bằng container trong phạm vi rừng phòng hộ xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân.

Lo ngại hàng chục nghìn cây xanh trong diện tích rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá, nhiều người dân xã Xuân Thành đã phản ánh tới các cấp chính quyền, cơ quan chức năng. Người dân tố cáo việc công ty đã tự ý chặt phá cây rừng, đào móng đổ bê tông cốt thép theo ý đồ của doanh nghiệp mà không màng đến vấn đề sinh trưởng tự nhiên và sự bền vững của rừng phòng hộ. Thậm chí, họ còn cho rằng nhà đầu tư tự ý đổ móng kiên cố, lắp đặt hàng chục chiếc container lấn biển... “Rừng phòng hộ, tán cây xanh là tài sản chung của cộng đồng, tất cả người dân đều có quyền thụ hưởng. Nhưng nhà đầu tư không tuân thủ quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tự ý thay đổi kết cấu, phá vỡ sự bền vững của yếu tố tự nhiên rừng là điều đáng bị lên án”, ông N.V.T (một người dân sống tại xã Xuân Thành) bức xúc.

Theo người dân phản ánh, nhiều năm qua, để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh nhà UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chính sách, ưu đãi nhằm kêu gọi các nhà đầu tư về thành lập dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Nhưng ưu đãi không có nghĩa là sẽ “nuông chiều”. Và điều đó không đồng nghĩa với việc lãnh đạo, các cơ quan quản lý của tỉnh Hà Tĩnh sẽ “nhắm mắt làm ngơ” trước những sai phạm của các doanh nghiệp. 

 THÂN BA

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top