Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

10 loại rau, củ giúp giải nhiệt ngày hè

Thứ Hai 01/06/2020 | 10:41 GMT+7

VHO- Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi,  sức đề kháng kém khiến chúng ta dễ bị choáng, say nắng thậm chí dẫn đến sốt, khó thở... 10 loại rau, củ dưới đây sẽ giúp bạn giải nhiệt ngày hè,  bổ sung vitamin tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, tốt cho sức khỏe.

1. Quả bầu

a

Ảnh Healthline

Quả bầu có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, trừ thử, giải khát, là thực phẩm rất thích hợp cho mùa hè. Canh bầu nấu với tôm là một món ăn rất dân dã, nhưng lại có công dụng giải khát và bồi bổ rất tốt.

Bầu thường được nấu canh với tôm hoặc xương.

2. Rau dền

Ảnh: RaisingFaith

Ảnh: RaisingFaith

Ở nước ta rau dền có nhiều loại, phổ biến là rau dền xanh và rau dền đỏ. Thân và lá dền vị ngọt, nhiều protid, lipid, glucid, vitamin, sắt và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe. Rau dền cũng dồi dào lượng canxi lại không chứa axit oxalic nên cơ thể rất dễ hấp thu. 

Rau dền có thể luộc, nấu canh ăn kèm với cà hoặc xào với tỏi, hành...

3. Mướp đắng (Khổ qua)

Ảnh Healthline

Ảnh Healthline

Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, giải khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng (Khổ qua) thường dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).

4. Rau má

Ảnh Energize

Ảnh Energize

Rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu, bổ gan, điều hòa tạng phủ.... Rau má thường mọc hoang dại nơi ẩm ướt, có thể dùng ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh.

Mùa hè, rau má thường được xay hòa với đường làm nước giải khát.

5. Rau muống

 

Ảnh GocerẢnh Gocer

Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng giải độc. Thành phần trong rau muống gồm 90% nước, chất xơ,  protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Hạn chế ăn rau muống nếu bạn bị gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, huyết áp cao. Người đang có vết thương mềm ngoài da, ăn rau muống dễ để lại sẹo lồi. Người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc bị đau xương khớp, viêm, đau nhức, cũng không nên ăn.


Rau muống thường được luộc cùng vài quả sấu hoặc khi luộc xong vắt nửa quả chanh sẽ cho ra nước canh ngon, hơi có vị chua sẽ giải nhiệt ngày hè.

6.Bí đao

 

Ảnh ST 

Bí đao vị ngọt, tính mát có công dụng thanh nhiệt, là một loại quả làm rau và làm đồ giải khát rất được ưa chuộng trong mùa hè. Dân gian thường dùng bí đao để nấu các món canh thanh nhiệt, giải nhiệt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống. Thậm chí, vỏ bí đao cũng có tác dụng giải nhiệt, nhiều phương thuốc dân gian đã dùng vỏ bí đao cùng với vỏ dưa hấu sắc lấy nước uống thay trà.

7. Rau diếp cá 

 

 Ảnh ST 

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, thích hợp sử dụng trong ngày hè. Ngoài ra, rau diếp cá còn chứa hàm lượng xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hóa có thể trị bệnh táo bón. Ăn diếp cá giúp giảm cân, giữ dáng, lợi tiểu, giải độc. Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu.Tuy nhiên, mùi vị lá diếp hơi tanh nên khá kén người ăn.

Thông thường mùa hè rau diếp cá thường được xay thành nước và uống chung với đường để thanh nhiệt, giải khát.

8. Khoai lang

Ảnh Indianexpress

Ảnh Indianexpress

Có vị ngọt, thơm, tính mát. Dược năng là giúp tiêu hóa, nhuận tràng, giải nhiệt, sát khuẩn. Với lượng calo thấp, khoai lang có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu. Vì vậy loại củ này rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.

Thông thường lá khoai lang sẽ dùng để luộc hoặc nấu canh. Củ sẽ luộc, nướng hoặc nấu canh.

9. Rau mùng tơi/ Rau mồng tơi

Ảnh Pinterest

Ảnh Pinterest

Rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Chất nhầy pectin của mồng tơi phòng chữa nhiều bệnh, giúp rau có tác dụng nhuận tràng, chống béo phì, thích hợp cho người có lượng mỡ và đường cao trong máu. 

Rau mồng tơi có thể nấu canh với ngao, hến, thịt. 

10. Rau ngót

Ảnh ST

Ảnh ST

Theo đông y, rau ngót là một loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệt và đặc biệt là rất lành tính. Về mặt ẩm thực, rau ngót cũng là một loại rau rất dễ ăn và kết hợp cùng các món khác. Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam và ổi. Trong rau ngót có nhiều tác dụng chữa bệnh như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, nhuận tràng.

Rau ngót nấu canh giải nhiệt mùa hè, giải rượu, bồi dưỡng sau sinh, chữa nám da, nhức xương.

LAODONG.VN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top