Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Đau đáu với dị tật bẩm sinh ở trẻ em

Thứ Hai 01/06/2020 | 12:38 GMT+7

VHO-  Ngày 30.5, ngày đầu tiên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức chương trình khám và tư vấn miễn phí các bệnh thường gặp ở trẻ em. Mới đầu giờ sáng đã có 60 trường hợp đăng ký khám.

 TS.BS Nguyễn Việt Hoa khám và tư vấn cho một bệnh nhi

TS. Bác sĩ Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh cho biết, ca đầu tiên là một bé 10 tuổi quê ở Nam Định, bị dị tật lõm lồng ngực điển hình. Từ lúc đi học, lúc nào cháu cũng tự ti thu mình lại vì sợ bạn bè trêu trọc, mỗi lần tập thể dục hay leo cầu thang hoặc gắng sức làm việc đều thấy mệt và khó thở. Mẹ cháu cho biết, gia đình phát hiện bệnh này của con từ nhỏ nhưng do khó khăn và cũng không biết đi khám ở đâu nên đành để con phải sống chung với dị tật suốt 10 năm. “Với những dị tật này, trẻ 3 - 4 tuổi đã có thể được phẫu thuật để đẩy lồng ngực lên, vừa tạo thẩm mỹ vừa giúp trẻ có cuộc sống bình thường. Càng để lâu, xương bị cốt hóa thì việc phẫu thuật sẽ càng khó khăn hơn”, bác sĩ Hoa chia sẻ.

Gia đình của cháu không giấu được niềm vui khi bác sĩ Hoa thông báo cháu đã được sắp xếp lịch mổ vào tháng 7 tới: “Tuy là học sinh có BHYT nhưng chúng tôi cũng sẽ dùng những vật liệu tiết kiệm nhất để gia đình yên tâm đưa con đến chữa trị”. Theo nữ bác sĩ, trẻ em có rất nhiều dị tật bẩm sinh như lồi, lõm lồng ngực, dính ngón tay, chân, dị tật tai,… dù không phải là bệnh nặng nhưng sẽ khiến các bé mặc cảm, tự ti khi đi học, ngại tiếp xúc với người xung quanh. Còn những dị tật tế nhị khác nếu để lâu cũng sẽ biến chứng, ảnh hưởng đến tâm sinh lý sau này của trẻ. “Chúng tôi rất xót xa khi thấy các cháu phải mang trên mình những dị tật suốt nhiều năm trong khi có thể sửa chữa được từ rất sớm. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến khám càng sớm càng tốt để có hướng điều trị tốt nhất cho trẻ”, bác sĩ Hoa trăn trở.

Bà cũng đau đáu với những trẻ khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện đến bệnh viện khám, vì vậy hơn 10 năm qua, cứ 2 tuần 1 lần, bà lại tranh thủ ngày nghỉ để đến các vùng xa xôi, khó khăn khám, phẫu thuật miễn phí cho các bé. Bà cho biết, rất nhiều gia đình là người dân tộc thiểu số điều kiện sống còn rất khó khăn, vì thế con bị dị tật hay mắc bệnh nhiều khi họ còn không biết. Chị nhớ nhất là một trường hợp ở tỉnh Sơn La, khi ấy cả đoàn đang chuẩn bị lên xe ra về thì có cặp vợ chồng hớt hải đưa một bé trai gầy gò tới nhờ các bác sĩ xem “nó có chuyện gì không”. Qua thăm khám, cháu bé bị dị tật bộ phận sinh dục. Bác sĩ Hoa đã hẹn hai vợ chồng đưa con ra Hà Nội vì đây là phẫu thuật phức tạp. Để chắc chắn cháu bé được chữa bệnh, chị phải hứa sẽ miễn phí toàn bộ tiền khám chữa bệnh cũng như chi phí đi lại, ăn ở cho họ. Về Hà Nội, chị Hoa đã kêu gọi các nhà tài trợ giúp đỡ và hôm gia đình đưa con lên viện, chị bố trí người ra tận bến xe đón, khi cháu bé khỏi bệnh được xuất viện, họ còn được tặng thêm cả tiền để về quê. Chị vô cùng hạnh phúc khi bé đã được sống đúng với giới tính thật của mình.

 QUỲNH HOA

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top