Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Sau 125 năm, chân dung vợ chồng quý tộc đã được đoàn tụ

Thứ Ba 07/07/2020 | 15:01 GMT+7

VHO- Hai bức tranh chân dung vẽ vợ chồng quý tộc ở thế kỷ 16 cuối cùng cũng được đoàn tụ với nhau sau 125 năm cách biệt.


Họa sĩ người Đức sống ở thời kỳ Phục hưng - Bartholomäus Bruyn (1493-1555) là người đã vẽ nên cặp tranh chân dung vợ chồng quý tộc này. Tác phẩm của ông ra đời trước khi hai vợ chồng trong cặp tranh chân dung quyết định đi đến kết hôn vào năm 1539.

Với bao nhiêu nỗ lực và khát khao tìm kiếm, một chuyên gia về lịch sử hội họa đã dành ra hai mươi năm để lần theo thông tin. Dựa vào những manh mối rải rác khắp nơi tại Châu Âu, cuối cùng, ông cũng tìm ra được cặp tranh chân dung vợ chồng quý tộc để chúng có thể đoàn tụ với nhau.

Cặp vợ chồng trong bức tranh chân dung là ông Jakob và bà Elisabeth Omphalius. Họ vốn có xuất thân quý tộc và sinh sống ở thành phố Cologne của Đức vào thế kỷ 16. Vào năm 1896, một cuộc đấu giá cho hai bức tranh chân dung diễn ra ở thủ đô London của Anh đã khiến cho chúng bị tách rời. Vậy là sau hơn 350 năm được đặt cạnh nhau (cặp vợ chồng trong bức tranh được vẽ như đang nhìn vào mắt nhau) hai bức tranh chân dung đã bị tách rời nhau vì kết quả của cuộc đấu giá.

Từ đó trở đi, cặp tranh này mỗi bức một nơi. Theo thời gian, có lẽ danh tính của hai vợ chồng trong tranh đã rơi vào quên lãng và cặp tranh chân dung sẽ không con được ai nhớ đến. Thế nhưng, một sự tình cờ như một duyên nợ xảy ra khiến cho hai vợ chồng quý tộc trong bức tranh chân dung lại có thể được đặt cạnh bên nhau.

Người phụ nữ được khắc họa trong bức tranh với dải tóc tết gọn gàng trên đầu, trên tay cô ấy cầm một nhành hoa. Đây là một dấu hiệu cho thấy người phụ nữ này sắp tiến tới hôn nhân. Đã từng có một khoảng thời giantừ năm 1912, bức tranh thuộc sở hữu trong bộ sưu tập nghệ thuật của bảo tàng Rijksmuseum nằm tại thủ đô Amsterdam của Hà Lan. Sau đó vào năm 1951, bức tranh được cho mượn tại bảo tàng Mauritshuis nằm ở thành phố Den Haag của Hà Lan).

Những manh mối quan trọng đầu tiên xuất hiện cách đây 20 năm, khi một nhân viên cao cấp tại bảo tàng Mauritshuis, bà Ariane van Suchtelen đã tình cờ tìm thấy một cuốn catalog lưu lại những thông tin về một cuộc đấu giá năm xưa từng diễn ra tại thủ đô London của Anh. Hiện nay, cuốn catalog này đang được lưu giữ tại Viện Lịch sử Nghệ thuật Hà Lan.

Từ cuốn catalog tìm được, bà Ariane van Suchtelen đã phần nào nắm được thông tin về hai bức tranh chân dung cũng như danh tính của người phụ nữ bí ẩn xuất hiện trong bức tranh được bảo tàng Mauritshuis hiệntrưng bày. Ngoài ra, dựa vào cuốn catalog, bà cũng đã biết được diện mạo của bức tranh chân dung khắc họa người chồng.

Nhờ qua trình thu thập thông tin, bà Ariane van Suchtelen đã tìm ra được danh tính của người đàn ông trong bức họa. Ông ấy là Jakob Omphalius – là một luật sư rất được kính trọng, sau này trở thành người đứng đầu thành phố Cologne vào năm 1545.

Dựa theo thông tin về cuộc đời của ông Jakob Omphalius, cho thấy rằng, ông đã kết hôn với bà Elisabeth Bellinghausen vào ngày 8.2.1539. Tuy nhiên, đã có những lúc cuộc tìm kiếm bức họa chân dung người đàn ông tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Lúc đó, manh mối duy nhất là cuộc đấu giá năm xưa tại London đã khiên cặp tranh chân dung bị tách rời nhau.Và bức họa người đàn ông được bán cho một người mua đến từ nước Anh có tên Ralph Brocklebank.

Theo thông tin lưu lại cho biết, bức tranh chân dung người đàn ông một lần nữa lại được đem đi đấu giá vào năm 1955. Đáng tiếc thay, sau cuộc đấu giá đó không còn thông tin gì về bức họa này nữa. 

Cho tới tháng 5.2019, bức họa chân dung người đàn ông mới xuất hiện trở lại tại một cuộc đấu giá nho nhỏ tại thủ đô Paris của Pháp. Tại cuộc đấu giá, bức tranh được giới thiệu là một người đàn ông không rõ danh tính.

Ông Galerie De Jonckheere – nhà sưu tầm nghệ thuật là người đã mua bức tranh mà không hề hay biết câu chuyện đằng sau nó. Thế nhưng, sau khi ông đem bức tranh đi trưng bày ở Geneva (Thụy Sĩ), một người đồng nghiệp của bà Ariane van Suchtelen đã nhận ra và báo cho bà biết.

Nhờ có nhiều nguồn tài trợ, bức họa người đàn ông đã được mua lại với giá 250.000 euro. Bà Ariane van Suchtelen chia sẻ, khi cặp tranh được đặt cạnh  nhau, chúng cộng hưởng với nhau theo một cách tuyệt đẹp.

Cặp vợ chồng quý tộc Jakob và Elisabeth Omphalius có 13 người con nhưng chỉ có 6 đứa con sống sót qua bệnh tật. Sau khi ông Jakob qua đời năm 1567 ở tuổi 67, bà Elisabeth tái hôn và có người con thứ 14.

Chia sẻ về hành trình tìm kiếm cặp tranh chân dung kỳ công của mình, bà Ariane van Suchtelen cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi đã đủ sự kiên nhẫn để ngày hôm nay, hai bức tranh chân dung được đặt cạnh nhau thêm một lần nữa.

Bình Phương (Nguồn: The Guardian)

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top