Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Nguy cơ rủi ro khi đo kính tại các trung tâm, cửa hàng bán kính

Thứ Hai 30/11/2020 | 08:51 GMT+7

VHO- Nhiều người đến trung tâm bán kính mua và được đo kính miễn phí. Tuy nhiên, vì không thực hiện đúng quy trình, không có chuyên môn nghiệp vụ nên nhiều trẻ cận thị thì đo thành viễn thị, hoặc đo non số khiến mắt của bệnh nhân ngày càng bị suy giảm.

Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung Ương, tại Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em độ tuổi từ 0-15 mắc các tật khúc xạ. Một nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội khảo sát 250 bệnh nhân từ 5-18 tuổi cũng cho thấy, tỉ lệ xuất hiện tật cận thị cao nhất là ở học sinh tiểu học, chiếm 55,2%. Trong đó, trẻ thành thị bị cận thị cao hơn nông thôn, liên quan đến không gian sống ngày càng chật hẹp và trẻ thường xuyên phải nhìn gần. Bên lề hội thảo Cập nhật các kỹ thuật triển khai tại Bệnh viện Mắt DND, Ths.Bs  Đặng Thị Như Quỳnh, Phó giám đốc Bệnh viện cho biết, đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ ở Lạng Sơn, Lào Cai… đến khám được bác sĩ phát hiện đeo kính sai số. Có những cháu mang kính cận độ 2 nhưng khi đến khám được kiểm tra lại bằng các phương pháp soi đồng tử, tra thuốc liệt điều tiết… thì lại được xác định là mắc viễn thị.

Người dân cần đến các bệnh viện chuyên khoa mắt để khám tật khúc xạ, đo kính

 Về nguyên nhân của những trường hợp này bác sĩ  Như Quỳnh lý giải, do lực điều tiết ở trẻ rất lớn, khả năng có thể thay đổi biên độ điều tiết lên đến 5 đến 7 đi-ốp nên có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia (từ cận sang viễn). Nếu trung tâm kính không có kỹ thuật viên chuyên môn thì rất dễ bị sai số.“Rất may, trường hợp bệnh nhân này đến viện sớm nên chưa để lại hậu quả gì nghiêm trọng nhưng cũng phải mất thời gian 2- 3 tháng để giúp trẻ được đeo kính đúng số, lấy lại thị lực”, bác sĩ  Như Quỳnh chia sẻ.

Theo vị bác sĩ này, để khám và ra đơn kính cho một cháu khám tật khúc xạ mất rất nhiều thời gian mất 1 – 1,5 giờ vì khoảng thời gian để tra thuốc liệt điều tiết đã rơi vào khoảng 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ; đo trước và sau nhỏ thuốc, có cháu phải đi tới vài lần mới xác định chính xác độ kính. Nếu quy trình đo kính ngắn không tra thuốc liệt điều tiết để kiểm tra số đo chính xác sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng cận chuyển thành viễn vì ở trẻ con khả năng điều tiết lớn. “Ngoài ra, Bệnh viện cũng ghi nhận tình trạng bệnh nhân bị tăng số quá, hoặc có trường hợp lại bị non số. Cả hai trường hợp đó đều làm cho mắt bệnh nhân bị điều tiết nhiều, dẫn đến  tình trạng bệnh nặng hơn và nếu để lâu kéo dài bệnh nhân sẽ bị nhược thị, mất thị lực”, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt DND nhấn mạnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần phải khám định kỳ để phát hiện tình trạng mắt, tật khúc xạ ở mắt của mình, đặc biệt là trẻ em. Đồng thời, cần đến các bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ khám tư vấn về những nguy cơ bệnh ở mắt.

 

Q.HOA

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top