Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành VHTTDL: Lan tỏa cuộc thi Pháp luật với mọi người

Thứ Hai 07/12/2020 | 11:08 GMT+7

VHO-  Nhằm cung cấp kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng pháp lý; xây dựng và hình thành thói quen chủ động tìm hiểu pháp luật cũng như nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong xã hội; giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2020 với tên gọi Pháp luật với mọi người đã thu hút sự hưởng ứng của đông đảo công chúng, với 856 ngàn lượt người dự thi.

 Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật được người dân hưởng ứng mang đến hiệu quả thiết thực Ảnh minh họa

 Con số này chính là minh chứng khẳng định sức lan tỏa của cuộc thi trong đời sống xã hội.

Sức thu hút mạnh mẽ

Đối tượng dự thi là người Việt Nam ở trong nước; người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Nội dung thi về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan; Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15.7.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại chuyên mục “Cuộc thi trực tuyến Pháp luật với mọi người” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.

Nhằm cổ vũ tinh thần chủ động tìm hiểu và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân, cuộc thi trực tuyến Pháp luật với mọi người đồng thời cũng là sự kiện lớn trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020. Diễn ra trong vòng 30 ngày, từ 20.10 đến 20.11, cuộc thi đã nhanh chóng được các Bộ, ngành, các địa phương và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia. Ngày 28.10.2020, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 3988/BVHTTDL-PC gửi đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ về việc hưởng ứng tham gia cuộc thi này.

Theo BTC, thí sinh tham gia thi sử dụng trình duyệt trên máy tính hoặc các thiết bị di động có kết nối internet để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế theo bộ đề có sẵn với nhiều cấp độ. Số lượng câu hỏi trong 01 phần thi trực tuyến là 20 câu hỏi. Mỗi lần thi trực tuyến kéo dài tối đa 20 phút.

Với những nội dung gần gũi, thiết thực với cuộc sống, số lượng người tham dự cuộc thi tăng lên mỗi ngày. Nhằm mục đích đổi mới công tác giáo dục pháp luật và tạo điều kiện giúp các thí sinh có được thành tích tốt nhất, cuộc thi năm nay được tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến (không hạn chế số lượt dự thi của thí sinh) với cơ cấu giải thưởng phong phú. Nhờ vậy, ngay từ những ngày đầu tiên diễn ra, Pháp luật với mọi người đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên cả nước. Đặc biệt, một số địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tích cực vận động các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn tham gia cuộc thi như: Hà Nội, Bắc Giang, Hà Giang, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Yên Bái.… Một số Cổng thông tin của các Bộ, ngành và nhiều trang báo điện tử lớn cũng đã đồng hành trong công tác truyền thông mạnh mẽ thông tin về cuộc thi đến người dân.

Cũng theo BTC, đáng mừng là trong thời gian diễn ra cuộc thi đã có sự cạnh tranh sôi nổi về điểm số giữa các thí sinh. Sự quan tâm của một số địa phương về công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn tham gia cũng được thể hiện rất rõ dựa vào số lượt người tham gia dự thi của từng tỉnh/thành phố. “Bài dự thi năm nay của các thí sinh có chất lượng cao và được phân bố tương đối đồng đều giữa các tỉnh/thành phố có thí sinh tham dự. Số lượng thí sinh trả lời chính xác 19 câu hỏi trắc nghiệm theo đúng đáp án của BTC chiếm một tỉ lệ ấn tượng…”, theo đánh giá từ BTC cuộc thi.

Kết thúc cuộc thi, BTC đã ghi nhận hơn 856.000 lượt dự thi của các thí sinh. Đây là tín hiệu đáng mừng đánh giá sự quan tâm và ý thức chủ động học tập, tìm hiểu kiến thức pháp luật của người dân trên cả nước.

 Tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến pháp luật với mọi người

Sức lan tỏa từ các cuộc thi tìm hiểu pháp luật

Nhằm tạo sức lan tỏa rộng lớn, nhiều tỉnh, thành đã tổ chức phát động

các cuộc thi dưới hình thức trực tuyến về tìm hiểu pháp luật năm 2020 và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Tại Bắc Giang, để cuộc thi được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn tham gia cuộc thi, Sở Tư pháp đã đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và khuyến khích nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng tham gia Cuộc thi.

Tại Đồng Nai, cuộc thi do UBND tỉnh tổ chức vừa kết thúc đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Nổi bật là số lượng thí sinh tham dự cuộc thi tăng cao, tăng 2,66 lần so với năm 2019. Trong đó, khối trường học chiếm số lượng lớn với gần 45 ngàn thí sinh (chiếm 46,12%/tổng số thí sinh), khối cơ quan nhà nước hơn 13 ngàn thí sinh (chiếm 13,6%), đặc biệt thí sinh tự do là hơn 39 ngàn người (chiếm hơn 40%).

Điểm đặc biệt là mặc dù trong những tháng diễn ra cuộc thi, nhiều hoạt động bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch Covid-19 nhưng không vì thế mà giảm đi tinh thần tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật của mọi người. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp không thể diễn ra được thì việc tìm hiểu pháp luật trực tuyến đã khẳng định hiệu quả rõ nét và sức lan tỏa rộng lớn.

Theo đánh giá từ BTC cuộc thi tìm hiểu pháp luật tại một số tỉnh thành, sự hưởng ứng rộng rãi của người dân cũng như kết quả các cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật năm 2020 đã phản ánh tinh thần chủ động, tự giác tìm hiểu pháp luật và sự tích cực hưởng ứng cuộc thi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, học viên, sinh viên và nhân dân tại các tỉnh, thành phố. Qua mỗi cuộc thi đã giúp cho các thí sinh hiểu rõ, nắm chắc nhiều quy định mới của pháp luật, giúp mỗi người củng cố, nâng cao kiến thức pháp luật, phục vụ tốt hơn cho công việc cũng như góp phần tuyên truyền pháp luật đến người thân, bạn bè và cộng đồng xung quanh.

Cuộc thi trực tuyến Pháp luật với mọi người là một trong những hoạt động thường niên và nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9.11. 

NGỌC MINH

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top