Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Sân khấu kịch cho thiếu nhi: Tìm đến các em bằng nhiều cách

Thứ Sáu 25/12/2020 | 11:01 GMT+7

VHO-  Nhà hát nghệ thuật Phương Nam, TP.HCM vừa tổ chức phúc khảo vở kịch - xiếc Ba Tư huyền bí, phục vụ thiếu nhi trong mùa Giáng sinh và Tết dương lịch 2021. Không chỉ Nhà hát này, thời gian gần đây, một số đơn vị nghệ thuật, các đạo diễn trẻ đã nỗ lực tìm tòi và sáng tạo mới lạ trong nội dung cũng như hình thức thể hiện nhằm thu hút khán giả nhí…

Các đạo diễn, đơn vị nghệ thuật đang nỗ lực sáng tạo để thu hút khán giả nhí

Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở khi cả nước gần như chưa có một sân khấu nào dành cho thiếu nhi theo đúng nghĩa, vở diễn cũng không nhiều, chưa có sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước… trong hoàn cảnh khó khăn, những người nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật đã tự tìm đến với các em bằng nhiều cách khác nhau.

Tạo màu sắc mới cho kch

Ba Tư huyền bí (đạo diễn Tấn Lộc, kịch bản và đạo diễn xiếc Lưu Thị Bích Liên), nội dung dựa trên câu chuyện cổ nước ngoài Aladin và cây đèn thần, có độ dài khoảng 70 phút, được đầu tư kinh phí 900 triệu đồng. Đêm phúc khảo vở diễn đã nhận được đánh giá cao từ khán giả và hội đồng nghệ thuật. Đại diện Nhà hát nghệ thuật Phương Nam cho biết, để hoàn thành tác phẩm “hoành tráng” này, khoảng 50 diễn viên xiếc của Nhà hát đã tập luyện ròng rã 4 tháng trời để đem đến người xem câu chuyện mang màu sắc mới, tạm gọi là kịch - xiếc hay “xiếc có chủ đề”. Với trang phục, đạo cụ, cảnh trí 3D được đầu tư để tạo sự lung linh cho những phiên chợ, cung đình ở “xứ sở cổ tích Ba Tư”, cú pháp ước lệ về cảnh hang động trên sân khấu, hoặc khi Aladin bị người chú dụ dỗ xuống hang, rồi cảnh Thần Đèn hiện ra thật ấn tượng, màn biểu diễn của những phù thủy… được thực hiện sinh động, kỹ xảo hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực nơi người xem.

Trên nền câu chuyện tương đối đơn giản với thông điệp bảo vệ lẽ phải và chống lại cái ác, các kỹ thuật xiếc đã được phát huy ở những cảnh hội hè, cảnh đám cưới công chúa và Aladin, cảnh lão phù thủy tấn công, cảnh bọn cướp bắt cóc công chúa… Bên cạnh những kỹ thuật xiếc quen thuộc như tung hứng, uốn dẻo, bắn cung, lắc vòng lửa, phun lửa, còn có một số cảnh mạo hiểm như kỹ thuật đu dây trên không, các màn đi trên xe trượt thực hiện kỹ thuật chồng đầu, sức mạnh của đôi tay… Dự kiến, Ba Tư huyền bí sẽdiễn phục vụ khán giả 6 suất diễn từngày 24 đến 27.12 tại Rạp xiếc Công viên Gia Định.

Trước Ba Tưhuyn bí, Nhà hát nghệ thuật Phương Nam đã đầu tư vở Công chúa tóc mây (kịch bản Bạch Quốc Khanh, đạo diễn Hoàng Duẩn), với thông điệp bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Sau khi biểu diễn các suất đầu tiên tại Rạp xiếc Công viên Gia Định, vở được nhiều đơn vị trường học đặt hàng biểu diễn phục vụ học sinh. Theo ông Nguyễn Phi Sơn, Phó Giám đốc Nhà hát nghệ thuật Phương Nam, việc lồng ghép xiếc và kịch trong vở diễn nhằm tạo yếu tố thu hút khán giả. Theo đó, thay vì xiếc đơn thuần “xếp hàng” theo từng tiết mục như trước đây, nay Nhà hát muốn có thông điệp ý nghĩa truyền tải đến khán giả nhí nên đạo diễn sẽ cấu tứ theo nội dung câu chuyện làm thành một vở diễn trọn vẹn. “Việc biến tấu linh hoạt này nhằm để thu hút các em, để nội dung câu chuyện hấp dẫn và liền mạch hơn; còn xiếc cũng sẽ không còn đơn điệu như trước chỉ với những màn nhào lộn, kỹ thuật mà người diễn viên sẽ được thoại, nhân vật xiếc có linh hồn hơn… Đây có thể nói là xu hướng của sân khấu hiện đại, các đơn vị đang tìm tòi hướng thi sáng tạo để thu hút khán giả nhí”, ông Sơn nói.

 Những màn biểu diễn điêu luyện trong vở “Ba Tư huyền bí” được khán giả thích thú

Kch cho thiếu nhi cần “bệ đỡ” vững chãi

Đạo diễn trẻ Hoàng Tấn, Nhà hát Kịch TP.HCM, người vừa dựng thành công vở kịch thiếu nhi Cuộc hành trình tìm bức chân dung mới đây đã bộc bạch, “Nếu tả theo kiểu truyền thống ngày xưa thì thiếu hấp dẫn, giảm hiệu quả, do vậy mà nhiều phân đoạn tôi đã lồng ghép công nghệ trình chiếu màn hình LED và Gauze. Bên cạnh đó, để thực hiện được các cảnh ghi hình tạo hiệu ứng tương tác này, tôi phải dẫn các bạn diễn viên đi quay tại các bối cảnh thật tại rừng đước Cần Giờ, cho các bạn tương tác với không gian để tin vào câu chuyện thời điểm đó. Tôi muốn tạo cho diễn viên trải nghiệm sông nước để tập trung vào câu chuyện, bởi vì phần lớn các bạn không hình dung được chiến khu ngày xưa như thế nào, muốn khán giả nhỏ hiểu được vở kịch thì trước hết tôi muốn diễn viên cũng phải cảm được câu chuyện…”, Hoàng Tấn cho biết và chia sẻ thêm, “Yếu tố khó khăn trong hình thức sáng tạo mới này là công nghệ hiện đại có chi phí cao, rất may Nhà hát Kịch TP đã hỗ trợ phần lớn. Mặc dù tốn kém nhưng nếu không thực hiện công nghệ này, tôi e là vở diễn sẽ không đạt hiệu quả mong muốn”.

Là người làm công tác sân khấu thiếu nhi trên 30 năm, đạo diễn Hoàng Duẩn tâm tư: “Thành phố lớn nhất nước với trên 4 triệu trẻ em nhưng không có một sân khấu nào dành cho các em theo đúng nghĩa. Nhiều tọa đàm, hội thảo đã đề cập đến vấn đề này nhưng chưa giải quyết được. Trước tình hình sân khấu biểu diễn cho thiếu nhi quá thiếu, vở diễn không nhiều, chưa có sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, các đạo diễn và một vài sân khấu đã tự tìm đến với các em bằng nhiều cách khác nhau”. Chia sẻ về câu chuyện này, NSND, đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM cũng trăn trở, sân khấu cho thiếu nhi hiện nay cần phải có sự hỗ trợ từ Nhà nước và các nhà hát cần có kế hoạch liên kết với các trường học, cơ sở giáo dục. “Tôi cho rằng để giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật cho học sinh thì mỗi tháng các em phải được xem sân khấu ít nhất một lần. Để có được điều này, chương trình phải được Nhà nước đặt hàng cho các đơn vị nghệ thuật. Nếu có được “bệ đỡ” vững chãi, các đơn vị sẽ chủ động nguồn kinh phí đầu tư tiết mục, thù lao diễn viên, đặt kịch bản, mời đạo diễn, người nghệ sĩ sẽ yên tâm tập luyện để làm sao hoàn thành tiết mục tốt nhất. Còn như hiện nay Nhà nước “thả” tự do để khán giả mua vé thì rất bấp bênh, không đảm bảo nguồn thu nên các đơn vị ngại đầu tư, dẫn đến sân khấu cho thiếu nhi ngày càng thiếu vắng”, NSND Trần Ngọc Giàu phân tích. 

 THÙY TRANG  

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top