Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Tái hiện Lễ Ban sóc dưới thời triều Nguyễn

Thứ Sáu 01/01/2021 | 14:03 GMT+7

VHO- Mở đầu năm mới 2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và chào đón du khách tham quan tại khu di sản Hoàng cung Huế. Trong đó có chương trình sân khấu hóa tái hiện Lễ Ban sóc thời triều Nguyễn.

Ngày 1.1.2021, tại di tích Ngọ Môn (Hoàng cung Huế), đông đảo du khách tham quan và cộng đồng nhân dân địa phương đã rất hào hứng, thích thú khi được chứng kiến những hoạt cảnh sân khấu hóa của Lễ Ban sóc dưới triều nhà Nguyễn.

Tái hiện Lễ Ban sóc tại di tích Ngọ Môn, Hoàng cung Huế

Lễ Ban sóc tức lễ phát lịch, được tổ chức định kỳ vào cuối cuối năm âm lịch. Ngày xưa, người Việt lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng nên quyển lịch đối với đời sống cộng đồng có ý nghĩa đặc biệt. Người dân xem lịch để theo dõi thời gian và diễn biến của thời tiết nhằm chọn ra thời điểm thích hợp để làm nông vụ.

 

Lễ Ban sóc tái hiện qua hình thức sân khấu hóa, với sự tham gia của các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế 

Dưới triều nhà Nguyễn, Lễ Ban sóc được tổ chức thực sự quy mô là vào đầu triều Minh Mạng. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình sẽ tổ chức lễ Ban sóc dưới sự điều hành của hai viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng cung để cho Hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở Kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong cộng đồng để dân chúng sử dụng. Trước đó, Lễ Ban sóc được tổ chức ở sân điện Thái Hòa, nhưng đến năm Tân Sửu 1841, vua Minh Mạng có chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn.

 

Tái hiện cảnh phát lịch cho các quan dưới triều nhà Nguyễn

Và 180 năm sau, năm 2021 (năm Tân Sửu), Lễ Ban sóc được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nghiên cứu phục dựng và tái hiện lại qua hình thức sân khấu hóa. Chương trình với những trình thức, nghi tiết cơ bản của Lễ Ban sóc dưới thời nhà Nguyễn xưa.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đón đoàn khách tham quan di sản Huế đầu năm 2021

Cùng ngày, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng tổ chức khai trương Không gian Ngọ Môn và đón các đoàn khách tham quan đầu năm 2021. Từ năm 2012 đến 2019 (gồm 2 giai đoạn), di tích Ngọ Môn đã được trùng tu tổng thể với kinh phí hơn 80 tỷ đồng. Đến nay, di tích này đã được phục hồi toàn diện. Trong thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tiếp tục nghiên cứu tái hiện lại những sự kiện có ý nghĩa gắn liền với công trình di tích này dưới triều Nguyễn, như: Lễ Truyền lô (kết hợp với tuyên dương các học sinh tiêu biểu), Lễ Ban sóc và kết hợp các cuộc triển lãm chuyên đề…

                                                                                                                                                                               SƠN THÙY

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top