Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Trẻ đang ăn quá nhiều thịt, hơn 200% so với nhu cầu

Thứ Bảy 13/10/2018 | 15:01 GMT+7

           Trong khi trung bình tỷ lệ gầy còm ở học sinh tiểu học là 3,3%, thấp còi là 3,3% thì tỷ lệ thừa cân là 23,3%, béo phì là 13%. Một phần nguyên nhân là trẻ ít vận động và bữa ăn nghèo nàn các loại thực phẩm, trong đó thịt vẫn là thực phẩm chủ đạo.
 

Người dân đang sử dụng nhiều thịt hơn so với nhu cầu, nhưng lại thiếu các thực phẩm dinh dưỡng khác như tôm, cá, rau xanh...

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ít hơn với trẻ thừa cân, béo phì

           Đây là chia sẻ của Ths.Bs Trần Khánh Vân, Phó Khoa Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế) nhân Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển diễn ra từ ngày 16 – 23.10, hưởng ứng ngày Lương thực thế giới (16.10).
         Theo kết quả điều tra năm 2014 - 2015 của Viện Dinh dưỡng, trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 23,8% và thể nhẹ cân là 13,4%, nhưng tỷ lê béo phì ở trẻ em đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là khu vực đô thị. Theo đó, học sinh tiểu học của TP HCM là trên 50%, nội thành Hà Nội khoảng 41%; trong khi đó tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, canxi ở trẻ em dưới 5 tuổi chưa được cải thiện, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 27,8%. 
       Về hoạt động thể lực, Bộ Y tế đã tiến hành cuộc Tổng điều tra các bệnh mạn tính không liên quan đến dinh dưỡng, số liệu cho thấy, 57,2% số người từ 18 – 69 tuổi ít ăn rau, trái cây, tiêu thụ muối nhiều gấp hai lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, 28,1% số người thiếu hoạt động thể lực (hoạt động thể lực dưới 150 phút/tuần)…
       Bà Trần Khánh Vân cho rằng, ngoài thịt còn có các loại thức ăn là cá, tôm, rau củ quả… có nhiều vi chất dinh dưỡng như sắt, I ốt, vitamin A, kẽm để bổ sung cho cơ thể. “Việc thiếu vi chất khiến cơ thể tăng trưởng kém và giảm chức năng nhận thức, tỷ lệ bệnh tật cao, năng suất lao động và chất lượng cuộc sống thấp… Do đó, để phòng chống thừa cân, béo phì thì bữa ăn cần tăng cường rau củ quả, sử dụng sữa gầy hoặc ít béo, ăn thịt nạc cũng như kiểm soát lượng thức ăn ăn vào. Thực đơn cho người lớn, hoặc trẻ em, người cao tuổi cần tính đến mức hoạt động của thể lực; đồng thời tham gia các hoạt động thể lực”, bà Vân cho hay.

Sữa không phải là "bảo bối" để tăng chiều cao

         Liên quan đến vai trò của sữa trong việc phát triển chiều cao, tầm vóc cơ thể cũng như trong các chương trình Sữa học đường, GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng  cho biết, không có một loại thức ăn nào hoàn hảo, nên các nhà khoa học đã chế tạo ra các loại thực phẩm nhỏ gọn nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Sữa là được xếp vào loại thực phẩm động vật nên tính chất cũng như thịt, cá nên cũng không hoàn toàn có nhiều ưu điểm, đấy là chưa nói đến vấn đề nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa axit sunphuaric.  Đã có nhiều nghiên cứu về sữa nhưng đưa ra những kết quả không đồng nhất; tuy nhiên, cũng chưa có nghiên cứu nào để giúp tăng trưởng theo chiều dọc là chiểu cao đến 18 tuổi. Tuy vậy, sữa vẫn là sản phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất, phù hợp cho nhiều nhóm tuổi khác nhau chứ không phải là sản phẩm tăng chiều cao như nhiều người hiểu. “Chỉ nên coi sữa là sản phẩm bổ trợ cho bữa ăn trẻ em và cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng hơn là tập trung vào sản phẩm tăng chiều cao”, Ths.Bs Trần Khánh Vân nói.
       Trong Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Viện Dinh dưỡng đưa ra thông điệp để người dân chú ý thực hiện nhằm cải thiện thể lực, tầm vóng, trí tuệ và chất lượng cuộc sống. Theo đó, thực hiện chăm sóc dinh dưỡng sớm trong 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển cả thể chất và trí tuệ; đảm bảo dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu; định kỳ theo dõi tăng trường và phát triển của trẻ; sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường tiêu thụ rau xanh, hoa quả, vận động thể lực để phòng bệnh mãn tính, thừa cân/béo phì, suy dinh dưỡng.


                                                                                                                                                      Bài, ảnh: Quỳnh Hoa

 

Print

Video

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top