Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào vùng biên giới: Gìn giữ “báu vật” của buôn làng

Thứ Tư 29/05/2019 | 10:01 GMT+7

VHO-  Trang phục truyền thống của đồng bào vùng cao các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên có những nét đặc trưng riêng, đặc biệt là ở các hoa văn họa tiết trên nền vải thổ cẩm. Cũng chính vì thế, cách làm sợi và dệt thổ cẩm của họ cũng có nhiều nét khác nhau và đang được bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống của mỗi dân tộc. 

 Các nghệ nhân dệt Dèng của đồng bào Tà-Ôi (huyện A Lưới) trình diễn nghề 

 Dệt Dèng, một loại thổ cẩm, là nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Tà Ôi, huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế). Những sản phẩm từ tấm Dèng là lễ vật và may làm trang phục không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng hoặc các lễ hội quan trọng của đồng bào vùng cao A Lưới. Mỗi sản phẩm dệt Dèng có giá trị về nhiều mặt, vừa là vật dụng, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt vừa là tác phẩm nghệ thuật, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa tộc người Tà Ôi. 
Sức sống của Dèng 
Trải qua hàng trăm năm, nghề dệt Dèng được người dân địa phương gìn giữ và lưu truyền. Hiện có hơn một nghìn người đã và đang tham gia nghề dệt Dèng, vừa là bảo tồn nghề truyền thống và cũng là cơ sở để phát triển kinh tế từ nghề. Năm 2015, lần đầu tiên dệt Dèng được giới thiệu đến công chúng cả nước và quốc tế tại kỳ Festival Nghề truyền thống Huế. Sức hút của loại thổ cẩm ngày càng được nhiều người biết đến khi được các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng trong nước sử dụng cho các bộ sưu tập của mình. Đặc biệt, nhà thiết kế Minh Hạnh đã đưa những bộ sưu tập từ Dèng đến trình diễn tại Nhật Bản và Pháp. Cuối năm 2016, Dèng được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 
Chị Hồ Thị Lệ, 30 tuổi, trú tại xã Hồng Quảng (huyện A Lưới) chia sẻ, để tạo nên một tấm Dèng đẹp, không chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về sợi vải, hạt cườm và lục lạc, mà chính mỗi nghệ nhân phải khéo léo trong từng động tác dệt, tỉ mỉ đính từng hạt cườm để có những hoa văn độc đáo riêng của Dèng. 
Từ năm lên 8 tuổi chị Lệ đã được bà và mẹ dạy cho cách dệt Dèng để bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc. Đến năm 18 tuổi, chị đã tự dệt được những tấm Dèng đẹp và bán sản phẩm để có thu nhập cho gia đình. Hiện nay, nhiều phụ nữ ở các xã miền biên giới A Lưới vừa chăn nuôi vừa tham gia mô hình HTX dệt Dèng để tăng thu nhập cho gia đình. Dèng có “sức sống” không chỉ đối với người bản địa mà còn ở trong lòng cộng đồng du khách. 
Những năm qua, UBND huyện cũng đã có nhiều giải pháp để giới thiệu và tiêu thụ Dèng giúp đồng bào địa phương, trong đó hướng tới quảng bá đến khách du lịch. Mới đây, đầu năm 2019, Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại và dịch vụ XƯA đã thử nghiệm việc sử dụng Dèng với họa tiết độc đáo để làm những đôi giày chất lượng phục vụ người dân và du khách. Đây là công ty đã giành được 2 giải Nhất tại cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo 2018 của tỉnh Thừa Thiên Huế và của Khu vực miền Trung- Tây Nguyên. 
Giữ gìn nghề truyền thống 
Các dân tộc vùng biên đều có những nét riêng trong dệt thổ cẩm truyền thống của mình. Dù không được phát triển mạnh mẽ như Dèng, nhưng thổ cẩm của người Bru Vân Kiều (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng đã và đang được nhiều nghệ nhân lớn tuổi lưu giữ và truyền dạy cho con cháu. 
Anh Hồ Văn Hồi, người Bru Vân Kiều cho biết, ở các lễ hội hay sự kiện quan trọng của gia đình, họ tộc, bản làng, người Bru Vân Kiều không thể thiếu bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Trang phục đó được làm từ những tấm vải thổ cẩm với tông màu đen làm màu nền chủ đạo với các hoa văn hình tam giác, lục giác quanh viền áo. Chủ đề hoa văn trang phục người Vân Kiều cũng được khéo léo lựa chọn là hình ảnh cây, lá, con vật gần gũi với đời sống hằng ngày với mong ước cuộc sống hài hòa với thiên nhiên, nương rẫy, núi rừng nơi người dân sinh sống. 
“Hiện nay ngành văn hóa đang nỗ lực khôi phục và bảo tồn dệt thổ cẩm của người Bru Vân Kiều. Vừa qua, chúng tôi đã tổ chức mời những nghệ nhân lớn tuổi để truyền dạy cho các học viên trẻ người bản địa. Đã có 7 người học được cách dệt truyền thống của dân tộc và đang từng bước mở rộng nghề dệt thổ cẩm này”, anh Hồi thông tin. Nếu như người Bru Vân Kiều dệt thổ cẩm bằng khung cửi đứng thì nhiều dân tộc khác lại sử dụng khung nằm bệt, dễ di chuyển hơn như: dệt Dèng của người Tà-Ôi, dệt thổ cẩm của người H’Re (Quảng Ngãi), người Giẻ Triêng (Kon Tum)… 
Nghệ nhân Y Ban (54 tuổi, người Giẻ Triêng, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) kể rằng, với phong tục khi gả con gái đi lấy chồng, nhà gái luôn dành một tấm thổ cẩm thật đẹp để tặng cho con rể nên nhiều phụ nữ Giẻ Triêng biết dệt vải từ rất trẻ. Cứ đến độ trăng tròn là các thiếu nữ đã được mẹ và bà truyền nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình. “Hiện nay nhiều người trẻ của bản làng đã đi học hành, làm ăn xa nên không biết về dệt thổ cẩm. Nhưng những người còn ở nhà, mình vẫn sẽ dạy chúng cách dệt để nhớ và hiểu rõ về giá trị của nghề truyền thống của tổ tiên”, bà Y Ban nói. 

P.V

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top