Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phát triển nông nghiệp ven Hà Nội theo hướng bền vững

Thứ Tư 07/10/2020 | 23:59 GMT+7

VHO- Đô thị hóa tăng nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội ngày càng bị thu hẹp, phát triển thiếu bền vững; đồng thời tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí... đang đe dọa môi trường sống, sinh hoạt và sản xuất của cư dân ven đô. Vì vậy, phát triển nông nghiệp đô thị tại Hà Nội một cách bền vững cần có quy hoạch và định hướng cụ thể.

Đây là nội dung hội thảo Phát triển nông nghiệp đô thị tại Hà Nội theo hướng phát triển bền vững do Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt  Nam và Quỹ Châu Á phối hợp tổ chức ngày 7.10 tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, Ths. Trần Thị Thanh Ý, Viện Nghiên cứu Quy hoạch và phát triển đô thị cho rằng, quá trình đô thị hóa tại Hà Nội đã đặt ra những vẫn đề cần giải quyết trong quy hoạch và phát triển mới ở Thủ đô, đặc biệt là vùng ven đô. Chẳng hạn, diện tích đất nông nghiệp giảm làm một bộ phận lao động mất đất sản xuất, thiếu việc làm,  làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi.

Các đại biểu chủ trì hội thảo

“Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị hiện nay. Trong rất nhiều giải pháp thì phát triển nông nghiệp đô thị được xem như một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hóa, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai”, Ths. Trần Thị Thanh Ý nói.

Các đại biểu tại hội thảo đều nhấn mạnh, không gian nông nghiệp đô thị ở các nước trên thế giới ngày càng được quan tâm. Nhiều mô hình không gian nông nghiệp đã xuất hiện như ngành nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm sạch, mô hình không gian vườn cộng đồng, không gian trang trại, nông trại... Theo PGS.TS Trần Trọng Phương (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Hà Nội đã có hơn 92% xã đạt chuẩn nông thôn mới và 6 huyện nông thôn mới với nhiều mô hình sản xuất như mô hình trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn, trang trại, mô hình nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch... Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp đô thị TP theo hướng bền vững thì cần gắn chặt với việc hình thành vành đai cây xanh, sản xuất nông nghiệp sạch gắn với hệ thống phân phối cho người dân.

Đồng quan điểm, Ths.KTS Vũ Hoài Đức (Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội) chia sẻ, việc chuyển đổi đất nông nghiệp khiến cho cả một khu vực sinh cảnh bị thay đổi và xâm hại như thảm thực vật, đồng ruộng, hệ sinh thái ao hồ... khiến thiên nhiên môi trường của Hà Nội đang dần bị suy giảm, diện tích cây xanh, mặt nước thu hẹp do các hoạt động xây dựng và phát triển. Các vựa ra vùng ven đô như Thường Tín, Hoài Đức, Thanh Trì... được người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tưới bằng nguồn nước ô nhiễm khá phổ biến; các làng nghề xen kẽ trong dân cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Do đó xây dựng mô hình nông nghiệp hiện đại góp phần hình thành và phát triển vành đai xanh, hành lang xanh  tại vùng ven đô Hà Nội là cấp bách. Tuy nhiên, đây là thách thức lớn nếu chỉ nhìn nhận là hệ thống cây xanh, công viên cảnh quan, không gian mở.

“Mô hình này chỉ phù hợp với các nước phát triển, có tiềm lực kinh tế. Vì vậy, việc lồng ghép giữa mô hình nông nghiệp hiện đại có giá trị sản xuất cao với công viên – mặt nước cảnh quan đô thị và các khu vực xây dựng mật độ thấp có tính khả thi cao. Đây chính là sự phát triển bền vững của khu vực ven đô nói riêng và đô thị nói chung”, Ths.KTS Vũ Hoài Đức  nhấn mạnh.

NGUYÊN KHANG

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top