Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Để thêm yêu văn hóa các dân tộc

Thứ Hai 12/10/2020 | 11:34 GMT+7

VHO- Sinh viên khoa Di sản văn hóa (Trường ĐH Văn hóa TP.HCM) đang có chuyến thực tế tại tỉnh Sóc Trăng cùng với các nhà nghiên cứu, giảng viên nhà trường để thực hiện kiểm kê trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS). Đây không chỉ là chuyến kiến tập thực tế mà còn là cơ hội giúp các em làm quen với công tác nghiên cứu.

Sinh viên lớp Quản lý di sản văn hóa tìm hiểu về trang phục truyền thống DTTS tại một hộ gia đình

TS Nguyễn Thái Hòa, Chủ nhiệm lớp Quản lý Di sản văn hóa, khoa Di sản văn hóa cho biết, trong những năm gần đây, trường chú trọng đẩy mạnh việc đào tạo theo định hướng ứng dụng, kết hợp dạy và học lý thuyết gắn với thực hành, trên cơ sở tổ chức các chuyến đi thực tế về địa phương để sinh viên tìm hiểu, qua đó vận dụng vào chương trình học, vừa để các em bổ sung kiến thức thực tế vừa trau dồi thêm kỹ năng và từng bước làm quen với ngành nghề mà các em đang học. Nhân cơ hội Bảo tàng Sóc Trăng thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, trường đã phối hợp tổ chức chương trình kiến tập để các sinh viên (năm 3) được trải nghiệm thực tế. Để có kiến thức cho công tác kiểm kê, Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng và Khoa Di sản văn hóa đã tổ chức tập huấn cho sinh viên. Các sinh viên được chia thành từng tổ, cùng với cán bộ phụ trách di sản đến tận xã, phường, thị trấn, các chùa Khmer và khu vực cộng đồng, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống để thực hiện công việc.

Sinh viên Nguyễn Anh Quân chia sẻ, qua quá trình giao lưu, được nghe các cô chú diễn giải, chúng em đã thu thập được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là biết sâu thêm sự đa dạng trong trang phục truyền thống của đồng bào Khmer. Thông qua quá trình đi kiến tập, chúng em còn được tham quan tìm hiểu nhiều di sản văn hóa ở địa phương, hiểu thêm về phong tục tập quán, những sinh hoạt văn hóa, đời sống lao động của người dân, đặc biệt là đồng bào Khmer trong quá trình sinh sống cộng cư cùng các dân tộc khác tại Nam Bộ. Trong khi đó, Ka Thành Lan, dân tộc K’Ho cho biết, ngày đầu nhóm còn khá lúng túng, bỡ ngỡ nhưng sau đó đã bắt nhịp được với công việc. “Chúng em gặp chút khó khăn vì không biết phân biệt đâu là trang phục truyền thống, còn đâu là trang phục đã cách tân, nhưng sau khi được các cụ cao niên và thầy cô giảng giải thì chúng em đã hiểu và thấy rằng trang phục truyền thống Khmer vô cùng phong phú, mỗi chi tiết, hoa văn, màu sắc trên đó đều có những ý nghĩa đặc biệt”, Ka Thành Lan chia sẻ.

Theo lãnh đạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, trong quá trình hướng dẫn sinh viên đi kiến tập, các em còn được tham quan, tìm hiểu thêm nhiều di sản văn hóa khác tại các địa phương, trực tiếp tham gia thực hành di sản, từ đó các em thêm yêu di sản văn hóa dân tộc, giúp ích rất nhiều trong công việc học tập, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành Quản lý Di sản văn hóa.

Thực tế cho thấy, kiến thức học được từ giảng đường đến thực tế ứng dụng là một khoảng cách khá xa, khi được đi kiến tập, trực tiếp nhìn thấy những di sản văn hóa thì sinh viên mới có thể áp dụng những điều mình đang học vào công việc sau này một cách hiệu quả. Nhà trường cũng cho biết đang trong quá trình thiết kế lại chương trình đào tạo hướng đến tăng thực hành, giảm lý thuyết, hướng đến mục tiêu người học nắm vững lý thuyết về văn hóa, có trình độ lý luận và thực tiễn, khả năng nghiên cứu… nhằm đào tạo đầu ra có đủ năng lực, kỹ năng quản lý, ứng dụng thực tiễn với tư duy sáng tạo mang tính hội nhập. Đối với các chuyên ngành như Quản lý di sản văn hóa, Bảo tàng học, Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam,... là những ngành đang thiếu nhân lực được đào tạo bài bản chuyên môn ở các địa phương, trước thực tế này, thời gian qua hệ thống các bảo tàng luôn gắn kết chặt chẽ với Nhà trường trong việc hỗ trợ sinh viên thực tập, kiến tập cũng như phối kết hợp để thực hiện các công việc chuyên môn trong đào tạo, nghiên cứu, nhờ đó, nguồn nhân lực khối ngành di sản văn hóa đã được cải thiện rất đáng kể. “Cùng với sinh viên chuyên ngành Quản lý di sản văn hóa, sinh viên ở các ngành, chuyên ngành khác của Nhà trường cũng được tạo điều kiện tổ chức các chương trình trải nghiệm tương tự, tùy theo nội dung và điều kiện thực tế. Việc cho sinh viên kiến tập còn tạo cơ hội để các địa phương, đơn vị sử dụng lao động quan sát, tuyển dụng nhân sự từ sản phẩm đào tạo của Nhà trường, cũng như qua đó có thể phối hợp định hướng công tác đào tạo, đối với các chuyên ngành mà địa phương, đơn vị đang có nhu cầu”, TS Hòa thông tin thêm.

Được biết, Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng vừa có kế hoạch kiểm kê trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trên địa bàn tỉnh năm 2020. Theo đó, việc tổ chức kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các DTTS Việt Nam nhằm xác định và đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò, ý nghĩa của trang phục; bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị trang phục truyền thống các DTTS nhằm bảo vệ di sản văn hóa trên địa bàn… 

THÙY TRANG; ảnh: NHẬT NAM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top