Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hầu hết các khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển nằm ở khu vực kinh tế khó khăn

Thứ Tư 18/11/2020 | 00:02 GMT+7

VHO - Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) đầu tiên được công nhận là KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ (năm 2000), đến nay đã có tổng cộng 9 KDTSQ đã được công nhận. Tuy nhiên, hầu hết các khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển nằm ở các khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao do vậy việc đạt được mục tiêu vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế gặp không ít khó khăn.

Ngày 17.11, Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Ngoại giao, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức UNESCO tại Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo “Phát triển và quản lý các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam” tại Hà Nội. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia là dịp để tổng kết các kết quả sau 20 năm tham gia mạng lưới Khu dự trữ sinh quyển thế giới và đề xuất các giải pháp phát triển, quản lý bền vững các KDTSQ của Việt Nam trong tương lai

Trên thế giới, đã có 714 KDTSQ ở 129 quốc gia đã được UNESCO công nhận. Tại Việt Nam, KDTSQ đầu tiên được công nhận là KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ vào năm 2000, đến nay đã có tổng cộng 9 KDTSQ đã được công nhận. Diện tích 9 KDTSQ của Việt Nam là hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 12.1% diện tích cả nước và là nơi sinh sống của khoảng 1.78 triệu người. Sự phát triển và mở rộng hệ thống KDTSQ của Việt Nam là sự nỗ lực rất lớn của Bộ Ngoại giao, UBND tỉnh có các KDTSQ và các bên liên quan. 

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ


Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, sự phát triển đa dạng, độc đáo về giá trị tự nhiên, sinh học, động thực vật của 9 khu DTSQTG tại Việt Nam vừa góp phần mở rộng mạng lưới khu DTSQTG vừa quảng bá hình ảnh đất nước, con người, thiên nhiên và văn hóa Việt Nam; đồng thời cũng thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu... Công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển mạng lưới Khu DTSQTG đã huy động được sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, và nhất là các địa phương sở hữu Khu DTSQTG, các tổ chức bảo tồn trong nước và quốc tế; từ đó đóng góp vào việc bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới.

Tuy nhiên, hầu hết các khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển nằm ở các khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao do vậy việc đạt được mục tiêu vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, các rào cản khác như thiếu khuôn khổ chung để thực hiện các giải pháp tích hợp trong phát triển bền vững; việc tổ chức và điều phối sự tham gia của các bên liên quan tại các KDTSQ còn chưa hiệu quả; năng lực về lập kế hoạch, quy hoạch trên cơ sở tiếp cận cảnh quan chưa hiệu quả. 

Các đại biểu chủ trì hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia đã nhìn nhận những kết quả đạt được sau 20 năm Việt Nam tham gia mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của UNESCO. Đồng thời, thảo luận về các giải pháp quản lý bền vững các khu dự trữ sinh quyển và định  hướng phát triển mạng lưới khu dự trữ sinh quyển trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề này, Bộ TN&MT đang phối hợp với UNDP thực hiện dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam. Dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ và sẽ thực hiện trong giai đoạn 2019-2024” – Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói. 

Ở khía cạnh khác, bà Sitara Syed, Phó trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho rằng, điều cần thiết là phải nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của các khu dự trữ sinh quyển đối với việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam. Bên cạnh đó là thúc đẩy sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp tại địa phương nhằm tăng cường các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam vì một tương lai tốt đẹp hơn của quốc gia và đạt được các Mục.
 

NGUYÊN KHANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top