Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Gần 100 tiết mục tại Hội thi Tuyên truyền lưu động Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 30/11/2020 | 16:30 GMT+7

VHO- Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức vừa bế mạc tối 29. 11 tại  Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Công Trung phát biểu tại lễ bế mạc Hội thi

Phát biểu tại lễ bế mạc, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) Nguyễn Công Trung, Trưởng BGK cho biết, tham gia Hội thi có hơn 90 tiết mục gồm nhiều thể loại: đơn ca, song ca, tốp ca, múa, hoà tấu nhạc cụ và các trích đoạn diễn xướng lễ hội của các đoàn: Thái Nguyên, Thanh Hoá, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long và đơn vị chủ nhà Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Những lời ca, điệu múa hiện diện trên sân khấu các huyện Đất Đỏ, Châu Đức, Xuyên Mộc, thị xã Phú Mỹ, TP. Bà Rịa, TP. Vũng Tàu… thực sự là những đoá hoa nhiều hương sắc, được xây dựng từ những  xúc cảm sâu sắc. 
“Bám sát mục tiêu của chủ trương xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, trong đó có cả đời sống văn hoá nghệ thuật, việc sáng tạo, biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật về nông thôn mới không chỉ thể hiện trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tiếng nói trái tim, tình yêu quê hương trong thời đại mới...”, theo Phó Cục trưởng Nguyễn Công Trung.

Tiết mục tại Hội thi

Trong bức tranh đa sắc đó, các đoàn đến từ khu vực phía Bắc: Thanh Hoá, Thái Nguyên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nghệ An đã vượt qua hàng ngàn km đem đến Hội thi hơi thở những làn điệu dân ca đậm đà đặc trưng của các miền di sản. 
Vừa trải qua thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc, hai tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hoà đến từ khu vực duyên hải Miền Trung đem đến Hội thi một chương trình đậm chất dân ca khu 5, quê hương của điệu Chèo Bả trạo mang khí phách oai hùng, quả cảm của những chiến binh Hải đội Hoàng Sa.

Đại diện khu vực Tây Nguyên, chương trình của Lâm Đồng khẳng định sự lan toả thanh âm trong tiếng vọng đại ngàn với nghi thức thờ thần lúa linh thiêng. Các đoàn An Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long đến từ khu vực Tây Nam Bộ mang theo sự phóng khoáng đậm màu hương sắc Cửu Long cùng nét chấm phá đặc trưng miền sông nước. 
Đại diện khu vực miền Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh với các tác phẩm chọn lọc chứa đựng  những ca từ mạnh mẽ, toát lên vóc dáng nghệ thuật đương đại ẩn chứa nhiều đột phá, cách tân biểu hiện sức trẻ, thành phố trẻ, luôn xứng đáng là khu vực kinh tế đầu tàu của cả nước.

 Cũng theo BTC, thành công của Hội thi còn phải kể đến sự tham gia trình diễn 12 trích đoạn lễ hội tín ngưỡng phồn thực gắn với các nghi thức trồng trọt, sản xuất, mùa màng, sinh sôi nảy nở, là biểu tượng giao hoà âm dương đất trời được nghệ thuật hoá, sân khấu hoá dưới hình thức trò diễn để trở thành tinh hoa, di sản đặc biệt cần lưu giữ và trao truyền cho các thế hệ.

 Cách thay đổi hình thức truyền tải cũng đã góp phần mang đến thành công cho hội thi. Không còn bó hẹp bởi mấy chục mét vuông sân khấu, các đơn vị nghệ thuật toả xuống trực tiếp địa bàn cư dân sinh sống để biểu diễn, phục vụ và tuyên truyền cho người dân.

Tham gia Hội thi có đội Tuyên truyền lưu động thuộc các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Cà Mau, Đồng Nai, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Vĩnh Long, Thái Nguyên, An Giang, Quảng Ngãi và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hội thi nhằm ca ngợi tinh thần vượt qua khó khăn vươn lên làm chủ cuộc sống, lao động giỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng nông thôn mới.  Phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, giữ gìn và tôn vinh các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc. Động viên các tầng lớp nhân dân các tỉnh trong khu vực tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp cùng chung tay thúc đẩy lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Đây là dịp để các diễn viên, tuyên truyền viên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác tổ chức các hoạt động tuyên truyền với phương châm bám sát cơ sở, hướng về cơ sở, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 

Đồng thời, nhằm quảng bá các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của địa phương; khẳng định vị trí, vai trò của đội Tuyên truyền lưu động trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nông dân nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tuyên truyền sâu rộng tinh thần thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ VII (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.

HOÀNG NGÂN; ảnh: THANH HƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top