Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Hàng trăm hộ dân Thuận Hoá (Quảng Bình) mong xây cầu: Chờ Bộ GTVT trả lời chính thức

Thứ Hai 22/07/2019 | 10:59 GMT+7

VHO- Theo phản ánh của nhiều hộ dân thôn Thuận Tiến và Xuân Canh, xã Thuận Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), bà con luôn sống trong nỗi sợ hãi sẽ bị cô lập mỗi khi lũ về mà nguyên nhân chính là do không có cầu qua sông.

Bà con bị chia cắt bởi không có cầu bắc qua sông Gianh

 Dòng sông Gianh khi chảy qua địa phận xã Thuận Hóa đã chia xã thành 2 vùng, trong đó chia cắt khu vực thôn Thuận Tiến và Xuân Canh với hơn 300 hộ dân thành một vùng biệt lập với bên ngoài. Để qua lại giao thương, chỉ còn cách duy nhất là phải đi đò máy.

Khảo sát rồi đi

Thế nhưng, khi mùa mưa lũ đến, dòng sông dâng cao chảy xiết, trở nên đục ngầu, dữ tợn, không ai dám đi qua dù bằng bất kỳ phương tiện nào. Khi đó cả thôn bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Người lớn không thể đi làm, trẻ con không thể đến trường học.

Ông Trần Văn Hận, Bí thư Chi bộ thôn Thuận Tiến cho biết, thôn Thuận Tiến và Xuân Canh có khoảng 160 học sinh các cấp học, hằng ngày các em qua đò đến trường ở trung tâm của xã. Thế nhưng vào mùa mưa lũ, các em phải nghỉ học vì nước sông chảy xiết, vô cùng nguy hiểm. Nếu mưa lũ cả tháng trời thì các em cũng phải nghỉ học chừng đó thời gian. Không theo học kịp chương trình, chất lượng học tập đi xuống, nhiều em đã bỏ học. Còn nỗi lo lắng nữa là vào đêm hôm có việc cần đi lại hay trong thôn có người bệnh cấp cứu, bà con phải thuê thuyền vượt sông Gianh với chi phí cao hơn thường ngày rất nhiều.

Thông tin về thực tế khó khăn này, ông Hoàng Thanh Phong, Bí thư Đảng ủy xã Thuận Hóa nhấn mạnh, việc không có cầu qua lại đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của người dân nơi đây. Do giao thông khó khăn nên hàng hóa, nông sản của bà con thường xuyên bị thương lái ép giá. “Năm 2014, có đoàn công tác của Bộ GTVT về khảo sát và dự định đầu tư cho địa phương một cây cầu treo bắc qua sông Gianh nối thôn Thuận Tiến, Xuân Canh với trung tâm xã. Nhưng sau khi khảo sát, đoàn chỉ nói qua là không thể làm cầu treo, rồi đi”, ông Phong cho hay.

Biết đến bao giờ?

Không chỉ giao thông cách trở, đời sống dân sinh của người dân Thuận Hóa còn có những khốn khó trăm bề. Khó nhất là thiếu nước sạch. Đa số, các giếng nước đều bị nhiễm phèn không thể sử dụng. Nhiều năm qua, người dân chủ yếu dùng nước sông Gianh, khe, suối và tích trữ nước mưa. Vào mùa mưa lũ, nước sông Gianh đục ngầu nhưng các hộ dân trong thôn phải xử lý tạm thời rồi sử dụng.

Anh Trần Thanh Bình ở xã Thuận Hóa cho biết, nhiều năm nay, việc tắm rửa, giặt giũ đến nước nấu ăn đều phải sử dụng nước sông hoặc nước suối chảy qua mương thủy lợi trước nhà. “Dù biết là nước bẩn nhưng không dùng thì chúng tôi không còn cách nào khác. Gia đình phải mua nước bình sử dụng nhưng rất tốn kém nên phải dùng thêm nguồn nước suối ”, anh Bình nói. Ông Hoàng Thanh Phong cho biết: Hiện nay, toàn xã có hơn 500 hộ dân, trong đó có 2 thôn Thuận Tiến và Xuân Canh đang phải sử dụng nước bị nhiễm phèn, nước sông, suối, khe không bảo đảm vệ sinh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Trước đây, bà con cũng có nước sạch từ dự án ADB đầu tư. Tuy nhiên, trận lũ năm 2013, đã cuốn trôi hết đường ống nước nên người dân không còn nguồn nước sạch để dùng. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị các ban ngành, quan tâm hỗ trợ cho nhân dân trong xã có công trình nước sạch, tuy nhiên đã nhiều năm qua không có kết quả. “Năm 2020, xã Thuận Hóa sẽ phấn đấu về đích nông thôn mới, hiện nay, xã đã đạt 15/19 tiêu chí. Tuy nhiên, còn 4 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí về nước sạch…”, ông Phong chia sẻ.

Ông Phong cũng cho biết thêm, nhiều năm qua, tại các buổi họp tiếp xúc cử tri là người dân thôn Thuận Tiến, Xuân Canh cầu cứu các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành có giải pháp về việc bắc cầu cho dân và giải quyết nước sạch để người dân yên tâm đi lại và phát triển kinh tế. Niềm mong mỏi ấy biết bao giờ mới thành hiện thực? 

QUỲNH CHI

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top