Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ninh Thuận: Xứ sở mê hoặc từ góc nhìn một chàng trai Mỹ

Thứ Năm 30/05/2019 | 14:18 GMT+7

VHO- Chỉ mất mấy chục phút trên máy bay, rồi cung đường tỉnh lộ 702 ấp ôm núi Chúa đón chúng tôi vào vùng sa thảo Ninh Thuận, từ đó mở ra liên tiếp những trải nghiệm bất ngờ… Một hành trình “nhẹ tênh” trên những cung đường nhưng khiến tôi – một người ngoại quốc, chẳng muốn về…

Ngạc nhiên, thật nhiều những ngạc nhiên

Sống ở Việt Nam một năm nay, Ninh Thuận vẫn là vùng đất tôi chưa có dịp đặt chân đến. Vì thế, ngay khi có cơ hội, tôi lên đường với một trái tim sẵn sàng “thấm hút” mọi điều thú vị nhất. 

Sau chuyến bay chóng vánh từ Sài Gòn, chúng tôi check – in nhanh tại một resort ở Cam Ranh, rồi thuê một chiếc xe gắn máy, nhắm hướng Vịnh Vĩnh Hy phóng tới. 

Xe thuận lợi lăn bánh, tỉnh lộ 702 chạy dọc bờ biển Ninh Thuận đã khiến tôi… bị sốc trước khung cảnh ven đường. Không có những đá sỏi hoang vu, cung đường phẳng mịn, thênh thang và kéo dài tít tắp. Trước mắt tôi lúc ấy là những tảng đá lớn, dài ra những sườn đồi. Cảnh sắc này làm tôi có cảm giác đang ở miền Nam California hơn là một Việt Nam mà tôi từng biết. Khi đến Vĩnh Hy, người dân địa phương đã hào phóng chỉ chúng tôi con đường tắt băng ngang một trang trại thuộc sở hữu tư nhân. Men theo con đường dưới những rặng cây xoài, mùi xoài chín lẫn vị mặn của gió biển đã ngay lập tức cho tôi một ấn tượng cuốn hút, riêng có về vịnh biển này. Đón chúng tôi nơi con đường dọc cảng là những nụ cười. Chúng tôi chọn lên một chiếc tàu đáy kính để đi ngắm san hô và đến nhà hàng nổi có cái tên Vui vẻ để dùng bữa trưa.

Choáng lấy tầm mắt tôi, nước biển xanh trong màu ngọc bích, lấp lánh thắp sáng bãi đá nhấp nhô. Vịnh Vĩnh Hy có khác gì những bãi biển đâu đó từng thấy nơi các tấm bưu thiếp về du lịch Hy Lạp? 

Vẫn là vẻ đẹp như từ thiên đường thả xuống mặt đất. Vịnh biển thanh bình với những cơn gió nhẹ và mặt nước ngắt xanh, chung quanh được bao bọc bởi những ngọn núi đá, còn sau lưng là Núi Chúa sừng sững, khiến tôi cảm giác như đang được nhìn ngắm một quả cầu bình yên, an trú trong thế giới của riêng mình.

Sau chuyến tham quan vịnh, thuyền trưởng đưa chúng tôi đến một nhà hàng nổi. Thật may khoảnh khắc chúng tôi vừa đến cũng là lúc các ngư dân trong vùng vừa xáp lại để bán mẻ cá vừa đánh bắt được. “Ninh Thuận là 1 trong 18 điểm hiếm hoi trên thế giới có hiện tượng nước trồi, vì thế hải sản Ninh Thuận giàu dinh dưỡng không đâu sánh được”, người thuyền trưởng đáng mến ôn tồn giải thích.

Tâm tư thành phố

Đọc cuốn “The language of cities”, tôi nhớ mãi câu này: “Nếu muốn hiểu một thành phố, bạn phải hiểu người dân sống ở đó, cả những người đã hình thành ra nó. Hãy hỏi họ đã xây dựng nó thế nào và tại sao phải làm thế.” 

Bởi thế, rời Vĩnh Hy, tôi và những người đồng hành lại háo hức tới Vĩnh Hải (Ninh Hải), Ninh Thuận. Sau khi thưởng ngoạn bãi đá san hô cổ cả một nghìn năm tuổi nơi kỳ quan Hang Rái, chúng tôi ghé lại một xưởng làm nho truyền thống bên đường. Đón chúng tôi là một hình ảnh không thể bình dị hơn: dưới những giàn cây ngắt xanh màu lá và trĩu nặng mấy chùm nho đến kỳ thu hoạch, vài ba người phụ nữ nhẹ nhàng đưa võng. 

Không hề có chuyện kỳ kèo, gạ gẫm. Họ mời dùng một ít rượu nhà làm, còn các du khách nữ thì có dịp thử món nước mật nho. Những cử chỉ nhẹ nhàng của người dân địa phương ở đây là điều tôi chưa từng trải nghiệm ở một nơi nào khác, nhưng họ cũng có những tinh nghịch của riêng mình: họ đã cười phá lên vì tôi quá cao và cứ phải lom khom cúi đầu khi đi dạo dưới những giàn nho. Hình ảnh người nông dân thuần phác đưa võng nghỉ trưa, lại còn mời chúng tôi nếm thử rượu nho, ăn mứt nho nhà làm, cứ thế khắc vào tâm trí tôi.

Con đường thẳng tắp lại tiếp tục mở ra, đưa chúng tôi đến với những ruộng muối biển tuyệt đẹp. Cũng được khai thác vuông vức như những ruộng lúa, cách chúng hiện ra lấp lánh giữa bối cảnh của trùng điệp, lô xô núi đá sao mà vô thực. 

Ấn tượng về cái tài tình của người dân Ninh Thuận sẽ còn được khắc sâu hơn nữa nơi Tháp Po Klong Garai, cụm tháp toàn vẹn và kỳ công nhất còn lại của nền văn minh Chăm, được xây dựng cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 này. Những câu chuyện trong dòng lịch sử hiện lên sống động dưới lời cô hướng dẫn viên.

Có thể nói, Ninh Thuận là vùng đất giao thoa giữa định kiến khô cằn và vẻ đẹp tự nhiên hiếm gặp. Hơn hết là vẻ đẹp của đời sống cộng cư hòa thuận giữa các dân tộc khác nhau. Tôi bật cười với ý nghĩ những người nước ngoài ở đây cũng có thể ví như một nhóm dân tộc thiểu số, với những giá trị đặc sắc mà họ đem đến vậy. 

Chẳng hạn, cặp vợ chồng Úc-Mỹ mà tôi quen đang kinh doanh ở đây đã chia sẻ, nhờ lợi thế gió mạnh, từ tháng 11 đến tháng 3 mỗi năm, nơi đây chào đón rất nhiều du khách từ mọi miền thế giới đến tận hưởng niềm đam mê lướt ván diều. Cũng nhờ nắng ấm quanh năm và gió mát khô nhẹ đặc trưng, khách quốc tế, đặc biệt là khách Châu Âu rất thích vì có thể thỏa sức sưởi nắng mà không ra mồ hôi.

Cậu hướng dẫn viên đi cùng thậm chí nháy mắt tinh nghịch:“Sắp tới đây, Ninh Thuận sẽ có Tổ hợp nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí biển quy mô quốc tế đầu tiên, là SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang. Khi tổ hợp3.300 phòng khách sạn ở Bình Sơn này đi vào vận hành, chắc chắn nơi đây sẽ còn tấp nập khách quốc tế. Bạn khỏi lo mình là “dân tộc thiểu số””.

Cậu hướng dẫn viên thậm chí còn phụ họa thêm cho dự án, rằng đó là tổ hợp tràn ngập tiện ích dịch vụ vui chơi giải trí, như các trò thể thao biển, công viên, hồ bơi vô cực, trung tâm trình diễn nghệ thuật…, đặc sắc và hiện đại để hoàn toàn chinh phục những người khách quốc tế như tôi, và cả du khách Việt Nam.

Tạm biệt vùng đất hấp dẫn này, chúng tôi lên xe về hướng Ga Tháp Chàm để bắt tàu về lại Sài Gòn. Chỉ chừng vài tiếng nữa thôi chúng tôi sẽ về lại với lối sống nơi đô hội. Nhưng, sẽ không quá lâu - ngày tôi trở lại Ninh Thuận, để lại được thưởng ngoạn “một Việt Nam rất khác”, và có lẽ sẽ ở lại thật lâu, tại dự án tổ hợp mà cậu hướng dẫn viên đã nói. Tạm biệt Ninh Thuận, ngọt ngào và thanh bình.

  SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang là tổ hợp nghỉ dưỡng giải trí biển lớn nhất Nam Miền Trung, được phát triển bởi Tập đoàn Crystal Bay và các đối tác. 

Tổ hợp được xây dựng theo mô hình ApartHotel – chia sẻ tiện ích đầu tiên tại Việt Nam, mang đến 101 tiện ích lớn quy mô quốc tế 5 sao, với 3.300 phòng hướng biển. Dự kiến, tổ hợp chính thức hoạt động từ tháng 6.2021, sẽ lấp đầy bởi dòng khách quốc tế lớn sẵn có và tăng trưởng liên tục của Tập đoàn Crystal Bay.Năm 2018, Tập đoàn Crystal Bay đón 360.000 khách Nga tới Việt Nam, chiếm 60% khách Nga của cả nước, sử dụng 4.3 triệu phòng/đêm.

Andrew Swanson

Quốc tịch Mỹ, 30 tuổi, BTV Anh ngữ

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top