Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nhiều nước cấm hoặc hạn chế thuốc lá điện tử

Thứ Hai 28/09/2020 | 11:52 GMT+7

VHO- Sử dụng thuốc lá điện tử đang là vấn nạn trong giới trẻ và nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ tăng nguy cơ gây các bệnh như ung thư, tim mạch, hô hấp và các bệnh nguy hiểm khác. 


Tính đến tháng 1.2020, cả nước Mỹ có hơn 2.600 ca phải nhập viện, khoảng 60 người tử vong vì thuốc lá điện tử. Khoảng 2/3 bệnh nhân có độ tuổi từ 18 - 34.
“Con mồi” giới trẻ
Ở Mỹ từ năm 2011 đến 2018, số lượng sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên đã tăng từ 1,5% lên mức 27,5%. Từ năm 2017- 2018 việc sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng 135% ở học sinh THPT. Các nước châu Âu như Italia, Romania... hay những quốc gia như Campuchia, Lào... thì con số này cũng tăng.
Theo dữ liệu khảo sát hút thuốc ở giới trẻ của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, khoảng 3,6 triệu học sinh cấp 2 và cấp 3 tại Mỹ sử dụng thuốc lá điện tử trong năm nay, giảm so với con số 5,4 triệu người năm 2019. Tuy nhiên, nước Mỹ vẫn còn khoảng 3,6 triệu vị thành niên sử dụng thuốc lá điện tử. Các lệnh cấm, trường học đóng cửa do Covid-19 đã khiến số lượng này giảm, nhưng mong muốn của nhiều người là phải giảm hơn nữa. Đến tháng 1.2020, Mỹ có hơn 2.600 ca phải nhập viện, khoảng 60 người tử vong vì thuốc lá điện tử, trong số này, 2/3 bệnh nhân có tuổi từ 18 - 34. Ngoài nicotine, thuốc lá điện tử còn chứa nhiều thành phần gây hại như hương liệu hóa học, kim loại nặng như chì, thiếc… Vì thế, từ tháng 9 này, các cửa hàng chỉ được phép bán những hương liệu do FDA kiểm định từ trước hoặc chấp nhận ngừng kinh doanh.
Để giảm số người hút thuốc lá điện tử, gần đây Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã đề xuất cấm một số loại loại thuốc lá điện tử có hương vị. Trước đó, tháng 12.2019, Quốc hội Mỹ quyết định nâng độ tuổi tối thiểu hút thuốc lá, trong đó có thuốc lá điện tử, từ 18 lên 21 tuổi. Tại Nhật Bản, nghiên cứu năm 2018 do Bộ Y tế Nhật Bản tài trợ thực hiện cho thấy chỉ 0,1% học sinh sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng hằng ngày trong cả 2 cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tương tự vào năm 2019, Trung tâm Nghiên cứu về hành vi nghiện ở Thụy Sĩ đã công bố phân tích trên 11.121 học sinh Thụy Sĩ ở độ tuổi 11-15 với kết quả: Chưa đến 2% trong nhóm 15 tuổi báo cáo đã từng sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng (ít nhất một lần).
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá điện tử có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường, mức độ ảnh hưởng sức khỏe tương đương. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người hút, mà còn gây tác hại cho người xung quanh. Cụ thể, thuốc lá điện tử nếu sử dụng nhiều ngoài việc tăng nguy cơ gây bệnh ung thư, tim mạch, hô hấp… còn tiềm ẩn nguy cơ dễ hướng giới trẻ tới sử dụng ma túy và các chất kích thích khác. Đặc biệt, nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây nhấn mạnh thêm rằng, thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử thì nguy cơ Covid-19 cao gấp 5 lần. Những người trẻ tuổi vừa hút thuốc lá điện tử vừa hút thuốc lá thông thường có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn gấp 7 lần. Phát hiện này được công bố mới đây trên tạp chí Sức khỏe vị thành niên, đã thúc đẩy các nhà lập pháp ở Hoa Kỳ yêu cầu Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xóa sổ thuốc lá điện tử trên thị trường cho đến khi cuộc khủng hoảng Covid-19 kết thúc.
Đây thực sự là những con số đáng báo động. “Tôi muốn mọi người nhận ra rằng thuốc lá điện tử không an toàn, ngược lại nó có những tác hại thực sự, đáng kể và nghiêm trọng”, tác giả Bonnie Halpern-Felsher, GS nhi khoa tại Đại học Stanford ở California, Hoa Kỳ cho biết. Do đó, cần phòng ngừa việc sử dụng thuốc lá điện tử ở những người chưa hút, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên.
Có thể bỏ tù đến 1 năm
Trước những tác động nguy hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe con người, ngày càng có nhiều nước quyết định cấm hoặc hạn chế thuốc lá điện tử. Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra nhiều giải pháp tùy thuộc vào tình hình quản lý của mỗi quốc gia trong đó bao gồm cấm một phần, hoặc toàn phần, hoặc quản lý thắt chặt như thuốc lá điếu. 
Một số nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, New Zealand cho phép thuốc lá thế hệ mới được buôn bán nhưng thắt chặt kiểm soát. Cụ thể, New Zealand quy định cụ thể cấm bán cho trẻ dưới 18 tuổi, cấm quảng cáo, và cấm sử dụng nơi công cộng; Ấn Độ cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử. Quyết định được đưa ra dựa trên những tác động mà thuốc lá điện tử gây ra đối với thanh thiếu niên, đối tượng khách hàng chủ yếu của sản phẩm độc hại này. Hình phạt cho người vi phạm có thể lên đến 1 năm tù. Thái Lan ra lệnh cấm sử dụng thuốc lá điện tử. Khách du lịch đến Thái Lan không nên mang theo loại thuốc lá này nếu không có thể sẽ phải ngồi tù. Nếu bị phát hiện, người sử dụng sẽ bị tịch thu, phạt tiền, thậm chí phải ngồi tù đến 10 năm. Thái Lan được xem là một trong những nước áp dụng luật nghiêm ngặt nhất về sử dụng thuốc lá điện tử.
Sau Ấn Độ, Thái Lan, Philippines là nước châu Á tiếp theo cấm thuốc lá điện tử. Theo đó, từ ngày 20.11.2019, cảnh sát Philippines được phép bắt giữ những người hút thuốc lá điện tử ở nơi công cộng và tịch thu thiết bị. Động thái trên được đưa ra chỉ ít ngày sau khi giới chức Philippines thông báo trường hợp một nữ sinh 16 tuổi ở miền Trung nước này đã phải nhập viện do gặp vấn đề về hô hấp sau 6 tháng sử dụng thuốc lá điện tử. Theo Chính phủ Philippines, việc ban hành lệnh cấm trên là nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là giới trẻ. Còn tại Mỹ, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) hồi đầu năm tuyên bố cấm hầu hết các sản phẩm thuốc lá điện tử có hương vị nhằm hạn chế việc ngày càng nhiều thanh thiếu niên Mỹ sử dụng loại thuốc lá này. Các công ty bất chấp lệnh cấm, vẫn sản xuất và bán các lọ tinh dầu như vậy sẽ bị phạt. 
Từ tháng 9.2020, các cửa hàng chỉ được phép bán những hương liệu do FDA kiểm định từ trước hoặc chấp nhận ngừng kinh doanh. Ngoài ra, ngày càng có nhiều bang của Mỹ như New York, Massachusetts, Michigan, California… cũng đã cấm bán thuốc lá điện tử chứa hương vị trong bối cảnh người dân Mỹ đang bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của họ. Song song với chính sách ngăn chặn hút thuốc lá ở giới trẻ, và khuyến khích không hút thuốc, Chính phủ Mỹ khuyến khích những người hút thuốc lá trưởng thành chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang các giải pháp giảm thiểu tác hại. 

 HOÀNG ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top