Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Cán bộ, công chức, giáo viên của huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum): Mỗi lần đi rút tiền như “cực hình”

Thứ Tư 30/09/2020 | 11:22 GMT+7

VHO- Gần bốn năm nay, hơn 1.250 cán bộ, công chức, giáo viên của huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) được thanh toán lương hàng tháng qua tài khoản thẻ ngân hàng. Do số lượng đông mà trên địa bàn huyện chỉ có mỗi một cây ATM để rút tiền nên mỗi lần đi rút lương là một “cực hình” đối với cán bộ, giáo viên nơi đây.



 Hơn 1.250 cán bộ, công chức huyện Tu Mơ Rông nhận lương qua tài khoản ATM, nhưng huyện chỉ có 1 cây ATM

Đăk Na là một trong những xã cách xa trung tâm huyện Tu Mơ Rông nhất, gần 50km. Qua hơn 3 năm triển khai trả lương qua thẻ ATM, hầu hết các cán bộ tại đây đều đồng thuận với chủ trương này.
Đi cả trăm cây, có khi không lấy được xu nào
Trả lương qua thẻ sẽ giúp các cán bộ xã có thể vay vốn không cần tài sản thế chấp, việc trả lãi cũng được thực hiện đơn giản hơn. Tuy nhiên, đối với những cán bộ là người tại chỗ, việc đi rút lương lại là một chặng đường dài. Chặng đường để rút vài triệu tiền lương của những cán bộ này lên tới gần 100 km cả đi lẫn về. Đặc biệt, vào những ngày mùa mưa, cung đường này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chị Y Triệu, giáo viên của Trường phổ thông dân tộc bán trú - Trung học cơ sở Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông chia sẻ: “Tại trường Đăk Na chủ yếu là các thầy cô từ các địa phương khác đến đây công tác, nhà ở của họ chủ yếu là ở các huyện Đăk Tô, Đăk Hà, việc đi lại có thể thuận tiện cho việc rút tiền. Còn một số trường có giáo viên là người tại chỗ, mỗi khi có tiền trong tài khoản họ phải chạy hàng chục km lên trung tâm huyện rút tiền, hoặc phải chạy ngược ra huyện Đăk Tô. Nhiều khi đi rút không có hoặc cây hết tiền, bản thân tôi thấy khổ sở lắm”.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Bùi Văn Viên, Chủ tịch UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông cho biết thêm: “Riêng đối với trả lương qua hệ thống thẻ ngân hàng, xã Đăk Na tiến hành trả từ năm 2017. Về mặt được, qua hệ thống ngân hàng cán bộ công chức họ có thể vay không tín chấp để cải thiện đời sống, nuôi trồng cải thiện kinh tế gia đình. Cái chưa được là hệ thống cơ sở hạ tầng, cây ATM để rút tiền vẫn còn ít, lại quá xa, người dân, cán bộ công chức đi rút vẫn còn rất khó khăn”. 
Huyện Tu Mơ Rông có trên 1.250 công chức, viên chức sử dụng thẻ ATM trong đó có gần 500 người là cán bộ tại chỗ. Thống kê của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, hiện nay có 65/66 đơn vị, cơ quan, tổ chức sử dụng thanh toán chuyển khoản qua các ngân hàng chi nhánh tại Đăk Tô với tổng số tiền là gần 12,5 tỉ đồng mỗi tháng. Dù số lượng người sử dụng dịch vụ chi trả lương qua tài khoản nhiều, nhưng cả huyện Tu Mơ Rông chỉ có duy nhất một cây ATM của ngân hàng Viettinbank Kon Tum đặt tại trụ sở Kho bạc Nhà nước huyện. Điều đáng nói, toàn huyện chỉ có 2 đơn vị với 38 người đăng ký sử dụng dịch vụ trả lương qua thẻ của ngân hàng Vietinbank Kon Tum. Số thẻ còn lại, hầu hết là của ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đăk Tô.
Kiến nghị nhiều...
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, việc trả tiền qua thẻ ATM là chủ trương đúng và huyện thực hiện nghiêm chủ trương này. Nhưng hiện ở huyện mới chỉ có một cây ATM nên không thuận lợi, đảm bảo cho người sử dụng thẻ. Không ít người vất vả đi đường xa đến rút tiền đành trở về tay không. Cũng có nhiều giáo viên ở tận Ngọc Yêu, Tê Xăng, Măng Ri… ra tới Đăk Tô rồi đành quay về không. 
“Đây là thực tế mà huyện đã có ý kiến với các ngân hàng, ý kiến với tỉnh và tỉnh cũng đã chỉ đạo. Tuy nhiên, về phía ngân hàng cũng rất khó khăn, suất đầu tư xây dựng cho một cây ATM rất lớn, cái này huyện cũng chia sẻ, nhưng cũng mong rằng có sự đầu tư để đảm bảo nhu cầu thực tế của người dân trên địa bàn”, ông Mạnh kiến nghị. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 10.5.2017, UBND tỉnh Kon Tum đã có quyết định số 386 về việc đồng ý cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Kon Tum thuê đất để xây dựng Trụ sở Phòng giao dịch huyện Tu Mơ Rông. Khu vực đất giao cho ngân hàng NN&PTNT này có diện tích gần 2.000 m2, thời hạn thuê đất là 50 năm. Tuy nhiên, đã hơn 3 năm trôi qua, đây vẫn là bãi đất trống và việc xây dựng phòng giao dịch cũng như cây ATM vẫn đang… nằm trên giấy.
Trước những bất cập trong việc thiếu cây ATM, ngày 6.1.2020 UBND huyện Tu Mơ Rông đã có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Vietinbank lắp đặt thêm 3 cây ATM. Tới ngày 29.7.2020, UBND huyện tiếp tục có công văn đề nghị mở chi nhánh, Phòng giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên, từ phía ngân hàng NN&PTNT cho rằng, trong thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể xây dựng phòng giao dịch và cây ATM tại huyện Tu Mơ Rông. 

 NGỌC HÒA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top