Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Về đề xuất mở rộng thêm phố đi bộ khu vực trung tâm TP.HCM: Tạo động lực hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Thứ Sáu 02/10/2020 | 09:38 GMT+7

VHO-  Sở GTVT TP.HCM đang lấy ý kiến các Sở, ngành liên quan về Đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm thành phố để trình UBND TP.HCM xem xét.

 Sự thành công của phố đi bộ Nguyễn Huệ và Bùi Viện là minh chứng sinh động, rõ nét về tiềm năng và lợi ích mang lại từ phố đi bộ

Theo Sở GTVT, mục tiêu chính của Đề án là để tiến hành đi bộ hóa một số tuyến đường khu trung tâm thành phố theo đồ án quy hoạch khu trung tâm hiện hữu thành phố (930ha) đã được UBND TP.HCM phê duyệt.

Ba phương án mở rộng

Theo đó, khu vực được đề xuất mở rộng phố đi bộ thuộc các phường Bến Nghé, Bến Thành và Phạm Ngũ Lão (quận 1) với diện tích khoảng 300ha. Các phương án đưa ra để lấy ý kiến các đơn vị liên quan, chuyên gia và cộng đồng gồm những nội dung thành lập mạng lưới phố đi bộ vào ngày cuối tuần tại quận 1 với nhiều tuyến đường ở khu trung tâm. Hai, thành lập phố đi bộ ưu tiên cho đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách với mạng lưới đường phố ưu tiên cho người đi bộ nhưng vẫn cho phép một số phương tiện cơ giới lưu thông trên hai tuyến đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi vào các ngày cuối tuần. Phương án ba, hình thành phố đi bộ 24/7 tuyến đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi cùng với các tuyến đường liên kết dành riêng cho người đi bộ.

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng đề xuất khu vực phố đi bộ mở rộng của thành phố được chia thành nhiều tiểu khu với những đặc trưng khác nhau. Trong đó, có khu văn hóa thanh niên, khu lịch sử - văn hóa, khu biểu diễn nghệ thuật, khu ẩm thực quốc tế, khu chợ Bến Thành, khu đại lộ và trung tâm hành chính… Sở GTVT TP.HCM cho biết, có những lý do khiến phố đi bộ được quan tâm phát triển mạnh mẽ, đó là sự bùng nổ dân số đô thị dẫn đến người dân có nhu cầu đi bộ để thư giãn. Thứ nữa là nhu cầu về phát triển thương mại - du lịch, và cuối cùng là các địa phương muốn được phát huy các yếu tố đặc trưng để hấp dẫn du khách nhiều hơn. Điểm chung của hầu hết các phố đi bộ đều được hình thành trong khu vực trung tâm và hoạt động vào những khung giờ cố định trong ngày nhằm kết hợp mua sắm, ăn uống với tham quan các di tích lịch sử…

 Phố đi bộ Bùi Viện

Hướng đến những khu phố đi bộ “xứng tầm”

Điển hình như phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) bắt đầu từ Công viên Bạch Đằng đến trụ sở UBND TP.HCM (công trình kiến trúc cổ nổi tiếng) đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân và du khách khi đến TP.HCM. Khu vực này thu hút khoảng 3.300 người đi bộ/ngày thường với tổng chi tiêu khoảng 2,3 tỉ đồng/ngày và 6.600 người đi bộ/ngày cuối tuần với tổng chi tiêu khoảng 11,8 tỉ đồng/ngày. Bao gồm chi phí khách sạn, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí. Hay như phố đi bộ Bùi Viện (còn được gọi là phố Tây) đi vào hoạt động từ năm 2017, ngày thường thu hút khoảng 5.400 người đi bộ với tổng chi tiêu khoảng 2,8 tỉ đồng và 7.100 người đi bộ vào ngày cuối tuần với tổng chi tiêu khoảng 8 tỉ đồng/ngày.

Trao đổi với phóng viên Văn Hóa về Đề án nói trên, KTS Khương Văn Mười, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhìn nhận, đây là Đề án tốt, mang nhiều tính khả thi. Vấn đề là cần có giải pháp tổ chức thực hiện và quản lý hiệu quả để phát huy hết tiềm năng kinh tế và xã hội của phố đi bộ mang lại. Dẫn chứng về hai phố đi bộ hiện có của TP.HCM là phố đi bộ Nguyễn Huệ và phố đi bộ Bùi Viện, ông Mười cho rằng đây là sự thành công của thành phố. Tuy nhiên, về lâu dài, không gian của hai khu phố này sẽ trở nên “quá tải” cũng như thiếu sự phong phú và đa dạng trong các hoạt động.

Trong khi đó, lượng du khách đến TP.HCM ngày càng đông, nhu cầu khám phá và hưởng thụ cũng ngày càng cao và đa dạng. Do đó, rất cần những khu phố đi bộ mở rộng với nhiều hoạt động, dịch vụ hấp dẫn hơn để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, khám phá của người dân cũng như du khách trong và ngoài nước khi đến TP.HCM, một đô thị đặc biệt của cả nước. Theo ông Mười, một khi có các khu phố đi bộ “xứng tầm” với nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ thành động lực kích thích nhu cầu khám phá cũng như chi tiêu của khách du lịch. Khi đó, cộng đồng dân cư sẽ được hưởng lợi về nhiều mặt do các phố đi bộ mang lại, trong đó có lợi ích kinh tế, xã hội… 

 Ngày 1.10, Sở Du lịch TP.HCM phát động chiến dịch truyền thông “TP.HCM Xin chào - Hello Ho Chi Minh City” diễn ra từ nay đến hết tháng 1.2021 theo hai giai đoạn. Giai đoạn một, giới thiệu hình ảnh về một thành phố du lịch an toàn, sống động và thân thiện. Giai đoạn hai sẽ chính thức công bố nhận diện du lịch của TP.HCM, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên kết và quảng bá du lịch của thành phố.

 HOÀNG HẢI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top