Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nhiều bảo tàng “loại bỏ hiện vật” để tồn tại

Thứ Sáu 09/10/2020 | 10:11 GMT+7

VHO- Quá trình bán các tác phẩm trong một bảo tàng - được gọi là “loại bỏ hiện vật” từ lâu đã trở thành điều cấm kỵ trong giới nghệ thuật. Tuy nhiên, trong bối cảnh thiệt hại tài chính liên quan đến đại dịch Covid-19, thì việc làm này cần thiết hơn bao giờ hết.

 Bức “Chân dung ngài David Webster” sẽ được đấu giá Ảnh: CHRISTIE’S

Trước hàng loạt những lệnh phong tỏa vì dịch bệnh Covid-19, số lượng khách du lịch đến với các bảo tàng sụt giảm mạnh, khiến nhiều viện bảo tàng lớn, nhỏ trên thế giới gặp khó khăn. Vì thế nhiều bảo tàng đã và đang cân nhắc việc bán các tác phẩm nghệ thuật để bù đắp.

Cơ hội vàng để mua các kiệt tác

Vào ngày 22.10, Nhà hát opera Hoàng gia (ROH) ở London (Anh) sẽ bán đấu giá một tác phẩm của danh họa David Hockney để huy động quỹ thiết yếu vượt qua đại dịch Covid-19. Bức tranh được bán đấu giá có tên là Portrait Of Sir David Webster (Chân dung ngài David Webster), được danh họa David Hockney hoàn thiện vào năm 1971 sẽ được bán tại nhà đấu giá Christie’s với mức 11 - 18 triệu bảng Anh. Bức chân dung được treo trong Nhà hát Opera từ đó tới nay đã nửa thế kỷ.

Giám đốc điều hành của ROH, Alex Beard cho biết, việc bán đấu giá tác phẩm của danh họa David Hockney là một quyết định khó khăn. Nhưng quyết này là một phần của kế hoạch nhằm giữ cho cơ sở tiếp tục hoạt động trước diễn biến phức tạp của đại dịch. Ngoài ra, ROH cũng đang hy vọng sẽ sớm nhận được tin tức về khoản vay từ quỹ cứu trợ khẩn cấp của Bộ Tài chính Anh dành cho các viện văn hóa và nghệ thuật. Trước đó, Học viện Nghệ thuật Hoàng gia (RA) ở London cũng đã chọn cách làm tương tự. Cụ thể, RA đang đàm phán bán tác phẩm điêu khắc duy nhất của bậc thầy thời Phục hưng Michelangelo với giá 100 triệu bảng Anh. Tác phẩm có tên Taddei Tondo. Tác phẩm ra đời cách đây 514 năm, là một trong những báu vật của Bảo tàng Viện Hàn lâm Nghệ thuật Hoàng gia London. Được biết, số tiền bán được sẽ dùng để bảo vệ 150 việc làm, chiếm khoảng 40% lượng lao động của RA.

Không chỉ tại Anh, mà ngay cả một số bảo tàng ở Mỹ cũng vướng vào “hoàn cảnh” này. Tháng trước, Bảo tàng Brooklyn đã thông báo rằng họ sẽ đem bán một loạt tác phẩm của các họa sĩ nổi danh như Lucas Cranach, Gustave Courbet, Jean-Baptiste-Camille Corot và Lorenzo Costa. Tất cả sẽ được bán tại nhà đấu giá Sotheby’s vào ngày 15.10. Hồi tháng 7, Bảo tàng Rodin thông báo sẽ bán các tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp sau khi lượng khách tham quan giảm 70%. Các tác phẩm là bản sao bằng đồng được làm từ phôi nguyên bản. Giám đốc Bảo tàng Rodin Catherine Chevillot cho biết, việc làm bản sao từ phôi nguyên bản là khá phổ biến và giúp tạo thêm thu nhập cho Bảo tàng Rodin. Theo Chevillot, việc bán các bản sao là một cách điển hình để mang về nguồn tiền của bảo tàng. Và năm nay việc làm này cần thiết hơn bao giờ hết.

Có nên bán các tác phẩm?

Vào tháng 7, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố sẽ đầu tư 1,57 tỉ bảng Anh cho các viện văn hóa và nghệ thuật để giúp ngành này khắc phục những tác động của dịch Covid-19. Đây là khoản hỗ trợ lớn nhất từ trước đến nay của Chính phủ dành cho lĩnh vực văn hóa, cho thấy đây là một trong những ngành quan trọng của nước này. Tuy nhiên, dường như gói cứu trợ này là không đủ và việc bán các tác phẩm nghệ thuật là cần thiết ngay lúc này.

Ông Alex Beard cho biết, trước khi đưa ra quyết định bán đấu giá một tác phẩm của danh họa David Hockney, ROH đã thông báo trước cho danh họa về quyết định, nhưng danh họa David Hockney dường như không hài lòng về việc tác phẩm này được bán đấu giá. “Chúng tôi là đơn vị nghệ thuật lớn nhất cả nước và chúng tôi biết mình phải xem xét bất kỳ bài toán kinh tế nào mà chúng tôi có. Thực sự chỉ có duy nhất một thứ có thể giải quyết vấn đề này, đó là bức chân dung do David Hockney vẽ”, Alex Beard nói.

Tuy nhiên, việc làm này đã gây nên cuộc tranh luận. Một thành viên RA giấu tên chia sẻ với báo Observer: “Giá trị của tác phẩm này là rất lớn, nó có thể giữ việc làm và đưa RA thoát khỏi mớ hỗn độn tài chính trước mắt”. Cuộc tranh luận về việc có nên bán các tác phẩm trong bộ sưu tập của bảo tàng đã nổ ra trong thế giới bảo tàng từ rất lâu trước khi đại dịch xảy ra, đặc biệt là ở Mỹ, nơi hầu hết các bảo tàng dựa vào nguồn thu từ du khách và các nhà tài trợ. Năm 2019, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Metropolitan, Bảo tàng Guggenheim ở New York và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco đều bán các tác phẩm quan trọng từ bộ sưu tập của họ tại nhà đấu giá Sotheby’s. Với hàng triệu USD thu được từ việc bán tác phẩm, các bảo tàng đã có thể mua được các tác phẩm mới để cập nhật vào bộ sưu tập của họ.

Tuy nhiên, việc bán bớt tác phẩm nghệ thuật là điều không tưởng ở các bảo tàng Đức, nơi có các bộ sưu tập đang được sở hữu một cách công khai. Theo quy chế, các bảo tàng này cam kết lưu trữ, bảo quản và nghiên cứu các tác phẩm do họ chăm sóc. Do đó, việc bán một tác phẩm nghệ thuật để bù lỗ là bị nghiêm cấm.

Thông thường, việc bán các tác phẩm để trang trải chi phí hoạt động sẽ không được cấp phép bởi Hiệp hội Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật (AAMD) ở Mỹ. Nhưng các quy tắc đã được nới lỏng kể từ tháng 9 do cuộc khủng hoảng Covid-19 và nguồn tài trợ công gần như không có, khiến các bảo tàng ngoài việc dựa vào lòng hảo tâm của các nhà tài trợ thì việc đưa các tác phẩm ra bán là một quyết định phù hợp và đúng đắn nhất. 

 HOÀNG ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top