Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hàng nghìn bánh chưng, bánh tét gửi đến người dân vùng lũ

Thứ Tư 21/10/2020 | 11:14 GMT+7

VHO- Người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế đang oằn mình trong những cơn lũ dữ với hàng ngàn ngôi nhà chìm trong biển nước, bà con ở nhiều địa phương ở Nghệ An đã thức trắng đêm đỏ lửa nấu bánh chưng gửi như là một hành động chia sẻ “nghĩa đồng bào”.

 Người dân xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trắng đêm gói bánh gửi đến bà con vùng lũ lụt

Những ngày qua, từ đêm đến sáng, nhiều người dân xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) tập trung về Nhà văn hóa thôn, mỗi người mỗi việc, người lo vò nếp, người rửa lá, người gói bánh… cùng nhau gói hàng nghìn chiếc bánh chưng, bánh tét để hỗ trợ bà con vùng lũ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế với lời nhắn gửi: “Với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “lá lành đùm lá rách” cùng hướng về miền Trung lũ lụt, của ít lòng nhiều, chúc bà con vùng lũ có bữa ăn! Chúc tất cả mọi người luôn bình an và mạnh khoẻ, vượt qua cơn lũ dữ!”.

Chị Nguyễn Thị Phương, một người tham gia gói bánh tại đây cho biết, “Nghe tin bà con vùng lũ chìm trong biển nước, phải co ro chịu lạnh trên nóc nhà, chúng tôi thương cảm lắm. Không biết phải làm sao chỉ biết cùng nhau chung tay góp gạo, nếp, đậu… của ít lòng nhiều mỗi người một ít để làm bánh chưng, bánh tét gửi cho bà con vùng lũ”. Sau một thời gian ngắn kêu gọi, bà con trong xóm đã quyên góp được gần 5 tạ gạo nếp, 5 yến đậu, nhiều lá chuối. Bà con nơi đây gói từ chiều tối 19.10, những nồi bánh chưng, bánh tét nấu bằng bếp củi được bà con thức canh lửa, thêm nước cả đêm để kịp gửi đến.

Những ngày này, khi nước lũ đang bao vây một số tỉnh miền Trung, người dân ở tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Huế đang gặp khó khăn trong đỉnh lũ lịch sử, cùng với nhiều đoàn xe cứu trợ từ Bắc vào Nam đang nối dài đến với bà con gặp thiên tai… phong trào quyên góp vật chất (lương thực, nhu yếu phẩm) tiền mặt, phong trào gói bánh, nấu bánh chưng, bánh tét gửi tặng người dân vùng lũ miền Trung đã lan tỏa trong cộng đồng của người dân xứ Nghệ. Nhiều trường học, cơ quan, đơn vị, các xã, người dân đã dừng các hoạt động vui chơi, ngày lễ 20.10 để quyên góp, tổ chức nấu bánh gửi vào vùng lũ. Tình cảm của bà con xứ Nghệ hướng về miền Trung đang gây xúc động và tiếp thêm sức mạnh cho người dân vùng lũ sớm vượt qua khó khăn chồng chất. Tại xã Thanh Dương (Thanh Chương) đã chung tay gói và nấu 1.070 chiếc bánh chưng để gửi cho bà con vùng lũ Quảng Bình, Quảng Trị. Cũng với tinh thần đó, tại huyện Nghi Lộc, Trường Tiểu học Nghi Yên phối hợp với Đoàn xã, Hội Phụ huynh đã tổ chức chương trình gói bánh tét ủng hộ bà con miền Trung bị lũ lụt. Dịp này nhà trường đã gói 1.000 chiếc bánh tét…

 Để kịp thời gửi bà con vùng lũ, người dân Nghệ An đỏ lửa nấu bánh trong đêm

Tại các huyện miền núi Nghệ An, bà con cũng thể hiện tấm lòng của mình gửi tặng các chiến sĩ và bà con vùng lũ bằng việc gói nấu hàng nghìn chiếc bánh chưng. Tại xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp bà con cũng tất bật vào bếp gói bánh chưng để gửi vào giúp bà con vùng lũ. Chỉ sau vài giờ kêu gọi, mọi người tìm về UBND xã Nghĩa Xuân góp gạo, góp củi, người ủng hộ thêm thịt, đậu xanh, lá dong… Cụ thể đã có 120 kg nếp, 10 kg thịt, 10 kg đậu, 1 khối củi, 1.500 lá dong được người dân quyên góp. 350 chiếc bánh chưng được Công đoàn xã Nghĩa Xuân (huyện Quỳ Hợp) cùng bà con nhân dân trên địa bàn gói và thức thâu đêm nấu, phục vụ đồng bào lũ lụt miền Trung.

Tại huyện Tương Dương, giáo viên Trường THCS Xá Lượng, xã Xá Lượng đã tổ chức gói được hơn 100 chiếc bánh chưng để gửi vào cho đồng bào miền Trung. Toàn bộ nguyên liệu để gói bánh chưng đều do cán bộ, giáo viên nhà trường tự nguyện đóng góp… Vừa canh nồi bánh, chị Lô Thị Hoa, giáo viên Trường THCS Xá Lượng chia sẻ: “Là người dân vùng núi cũng hay phải hứng chịu nhiều trận lũ nên chúng tôi rất thấu cảnh của người dân các tỉnh miền Trung đang phải hứng chịu. Khi có lũ lụt, chúng tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm khắp mọi miền đất nước. Giờ là lúc chúng tôi muốn chia sẻ những tình cảm đó. Người dân vùng lũ cần nhất là những cái gì ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn nhanh, không cần chế biến...

Chúng tôi người góp gạo, người góp củi, người ủng hộ thêm thịt, đậu xanh, lá dong… mọi người ai cũng vui vì góp chút tấm lòng của mình. Những nồi bánh chưng, bánh tét được nấu bằng bếp củi bập bùng đỏ lửa trong đêm lạnh sẽ được gửi đến tận tay bà con vùng lũ. Chúng tôi rất vui khi làm được việc ý nghĩa”. 

 Cứu trợ bà con vùng lũ cần tuân theo chỉ đạo của cơ quan chức năng

Hôm qua 20.10, ông Mai Lê Thuộc, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tình hình lũ lụt ở tỉnh này diễn biến phức tạp và nặng nhất là huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và TP Hà Tĩnh. Trước tình hình lũ lụt dâng cao và bị cô lập của người dân một số tỉnh miền Trung, trong 2 ngày 19-20.10, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã cử 2 đoàn công tác đi cứu trợ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị, tiếp tục cứu trợ đợt 3 đối với 3 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi mưa lũ: Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh. Tổng giá trị tiền và hàng gần 2,7 tỉ đồng.

Theo ông Phan Văn Cầu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình, hiện công tác cứu trợ tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh vẫn còn khó khăn do nước to, sóng lớn, nên việc tiếp cận hạn chế. Trong khi đó, tại tỉnh Hà Tĩnh, ông Mai Lê Thuộc cho biết “trong buổi sáng 20.10, hơn 200 hộ dân ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà là nơi bị ngập sâu đã được di chuyển đến vùng an toàn. Công việc cứu trợ vẫn được tiếp tục nhưng rất vất vả vì thiếu các phương tiện thuyền, xuồng”. Hiện nay, nhiều tập thể, cá nhân triển khai nhiều hoạt động kêu gọi, vận động ủng hộ đồng bào vùng lũ trong đó không ít cá nhân tự tổ chức các chuyến xe chở hàng hoá, lương thực, áo phao, thuyền hơi đi miền Trung. Tuy nhiên, do nhiều đoạn đường quốc lộ bị ngập lụt nên bị cấm các phương tiện qua lại.

Vì vậy, theo ông Phan Văn Cầu, các đoàn thiện nguyện đến miền Trung cần phải đảm bảo an toàn, thực hiện đúng sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương. Trong tình hình hiện nay, nếu các đoàn đến sẽ phải gửi hàng ở trạm trung chuyển của UBND huyện, sau đó có đơn vị chuyên môn sẽ đưa lương thực thực phẩm đến cho bà con chứ không thể trực tiếp đi được. QUỲNH HOA

 PHẠM NGÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top