Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Robot sẽ là lao động chính... 5 năm tới

Thứ Hai 26/10/2020 | 10:16 GMT+7

VHO- Trong 5 năm tới, robot sẽ “cướp” đi 85 triệu việc làm của con người tại các doanh nghiệp quy mô lớn và vừa do tác động của đại dịch Covid-19. Đây là kết quả khảo sát và nghiên cứu do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thực hiện đối với gần 300 công ty toàn cầu.

 Ảnh: Reuters

 Theo giám đốc điều hành WEF, Saadia Zahidi đại dịch Covid-19 đã khiến viễn cảnh làm việc trong tương lai xảy ra sớm hơn. Gần 50% số lao động dự kiến duy trì vị trí của họ trong 5 năm tới sẽ cần được đào tạo thêm những kỹ năng mới.

Vài năm trở lại đây, cán cân lao động giữa “máy móc và con người” đã có sự thay đổi đáng kể. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng công nghệ vào trong quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ. Một ví dụ rõ ràng là năm 2015, công ty khởi nghiệp Simbe Robotics tại San Francisco (Mỹ) đã tiên phong giải pháp kiểm toán và phân tích tự động đầu tiên trên thế giới. Giải thích cho lựa chọn mang tính quyết định này chính là ở khả năng phân tích số lượng lớn dữ liệu của các “bộ não nhân tạo”. Đối với những ngành nghề phải xử lý nhanh và chính xác nhiều loại thông tin khác nhau, robot tỏ ra vượt trội hơn so với con người.

Đại dịch Covid-19 đã làm tăng tốc quá trình thay đổi tại nơi làm việc và dự báo sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng. Nghiên cứu tiến hành khảo sát gần 300 công ty toàn cầu và nhận thấy phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp đang tăng tốc số hóa việc làm và ứng dụng công nghệ mới, đảo ngược số lao động gia tăng sau khủng hoảng tài chính năm 2007-2008. Dự báo đến năm 2025, các chủ lao động sẽ chia việc đều cho người và máy móc. Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 43% cho biết họ có kế hoạch cắt giảm nhân sự sau khi tăng cường ứng dụng công nghệ, 41% thông báo tăng lao động thời vụ và 34% dự định tuyển dụng thêm nhân viên. Nhìn chung, theo khảo sát thì tăng trưởng việc làm đang chậm lại, còn số lượng việc làm bị mất đi đang gia tăng do các công ty trên thế giới sử dụng công nghệ để thực hiện các nhiệm vụ như nhập dữ liệu, kế toán và quản trị thay vì con người.

Tuy nhiên, WEF lạc quan cho rằng lĩnh vực chăm sóc y tế trên thế giới và các ngành công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) hay các ngành sáng tạo nội dung sẽ được “bổ sung” hơn 97 triệu lao động. Nhiệm vụ của con người là duy trì lợi thế của mình trong các công việc khó thay thế như quản lý, tư vấn, ra quyết định, phân tích nguyên nhân, giao tiếp và tương tác. Nhu cầu đối với lao động có thể làm việc trong nền kinh tế xanh, dữ liệu lớn và các chức năng AI, cũng như các vai trò mới trong kỹ thuật điện toán đám mây và phát triển sản phẩm sẽ gia tăng.

Trước đó, giới chuyên gia cho rằng, những tiến bộ trong công nghệ như robot chỉ đơn giản là thay đổi các kỹ năng làm việc của lực lượng lao động. Giám đốc Trung tâm Việc làm Tương lai Australia Jim Stanford cho rằng khoa học kỹ thuật luôn thay đổi và con người đang không ngừng áp dụng công nghệ trong công việc. Tuy nhiên, người lao động sẽ không bao giờ bị thay thế hoàn toàn bởi máy móc. Những kỹ thuật, công nghệ đó vẫn cần con người trong việc thiết kế, chế tạo, áp dụng và vận hành, và tất nhiên sẽ phát sinh những loại công việc mới cần đến con người.

Ông Ian Manchester, người đang phát triển một loại robot gọi là Swagbot có thể giúp người nông dân trong công việc đồng áng cho hay các robot đang được chế tạo có thể thực hiện được một vài kỹ năng rất tốt nhưng vẫn không là gì so với khả năng của con người và sẽ không có chuyện mỗi robot sẽ thay thế một người lao động vì giữa robot và người có một sự khác biệt về khả năng. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cho người lao động là phải theo kịp và trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết để thích ứng với yêu cầu mới mà công nghệ đòi hỏi.

Nhà kinh tế học Chris Delon của Deloitte dự đoán trong tương lai, hơn 80% công việc vẫn sẽ cần đến con người. Nhưng yêu cầu đặt ra là lực lượng lao động phải không ngừng nâng cao các kỹ năng để sẵn sàng theo kịp những đổi mới trong công nghệ. Chính bởi công nghệ phát triển quá nhanh, vai trò của con người trong các công việc tương lai trở nên khó đoán. Nhưng có thể thấy rằng nếu không sớm hành động, con người sẽ khó mà “cạnh tranh” với máy móc.

 HOÀNG ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top