Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hoàn thiện hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam

Thứ Hai 02/11/2020 | 10:04 GMT+7

VHO- “Phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; tập trung hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế…”.

 Sinh viên "ăn mừng" sau lễ Tốt nghiệp đại học Ảnh: P.V

Đó là một trong những nội dung trọng tâm được nhấn mạnh tại Kế hoạch của Bộ VHTTDL vừa được Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện ký ban hành về việc thực hiện Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển về văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch đã được xác định tại Chương trình hành động của Bộ VHTTDL thực hiện Nghị quyết số 33 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XII của Đảng, tại Kế hoạch, Bộ VHTTDL xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu, phân công cụ thể các nội dung, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 4.6.2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.

Theo Kế hoạch, trong số các nhiệm vụ, giải pháp chính nhằm triển khai thực hiện Kết luận số 76- KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW là tăng cường công tác tuyên truyền. Các cơ quan, đơn vị, các báo, tạp chí thuộc Bộ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong đảng, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân về nội dung Nghị quyết số 33- NQ/TW và Kết luận 76-KL/TW bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện của đơn vị, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đối với sự phát triển bền vững đất nước.

 Phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống trong các lễ hội Ảnh minh họa

Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khác cũng được nêu rõ: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, con người Việt Nam; Tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đi đôi với việc xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền bá văn hóa Việt Nam ra thế giới; Tăng cường xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; Huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: “Tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” được cụ thể hóa bằng những nội dung: Xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh gắn với Phong trào TDĐKXDĐSVH; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; tập trung hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, văn hóa ứng xử trong cộng đồng, gia đình... Đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, các hành vi tiêu cực, cơ hội, vi phạm pháp luật, truyền bá tư tưởng sai trái, lối sống thực dụng, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Tăng cường giáo dục thẩm mỹ, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, lối sống, kỹ năng, ứng xử trong gia đình, cộng đồng; hình thành thói quen, kỹ năng, phương pháp đọc sách, tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức phục vụ học tập suốt đời của người dân, đặc biệt thanh niên, thiếu niên. Xây dựng lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo lý Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa, Tương thân tương ái...

 Phát triển các ngành CNVH đi đôi với hoàn thiện thị trường văn hoá là một nhiệm vụ giải pháp trọng tâm

Phát huy “sức mạnh mềm” văn hóa

Khẳng định vai trò văn hóa là nền tảng tinh thần, sức mạnh mềm trong sự phát triển bền vững, Kế hoạch triển khai Kết luận số 76-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW của Bộ VHTTDL cũng tập trung nêu rõ những giải pháp nhằm phát huy “sức mạnh mềm” này.

Nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đi đôi với việc xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa xác định, đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và địa phương về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn liền với sự phát triển kinh tế- xã hội. Tập trung rà soát, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; thu hút và hỗ trợ đầu tư, xây dựng các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa với những lợi thế, tiềm năng sẵn có. Bên cạnh đó, xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê cho các ngành công nghiệp văn hóa tiến tới luật hóa công tác điều tra thống kê quốc dân hàng năm.

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy trao đổi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các ngành công nghiệp văn hóa. Tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu trữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa.

 Nhân rộng mô hình cưới văn minh Ảnh minh họa

Phát triển thị trường, từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa; Hình thành các không gian, môi trường cho các tổ chức, cá nhân trong sáng tạo, tổ chức sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ văn hóa; Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước tìm hiểu và tham gia thị trường văn hóa, xúc tiến các hoạt động đầu tư cho văn hóa; thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan. “Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, Kế hoạch nhấn mạnh.

Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, quan điểm trụ cột, xương sống tại Nghị quyết số 33 tiếp tục là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76 của Bộ VHTTDL. Trong những năm qua, văn hóa luôn khẳng định vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội và trở thành một trong những trụ cột của sự phát triển bền vững, động lực của quá trình hiện đại hóa, nhân tố phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia. Về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, Bộ VHTTDL xác định: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ những người làm công tác giáo dục, văn nghệ sĩ và cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, lãnh đạo doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, đề cao yếu tố văn hóa và tri thức trong các sản phẩm và hoạt động kinh doanh. Tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh của ngành đóng góp có trách nhiệm cho cộng đồng và xã hội.

Bộ VHTTDL đặt nhiệm vụ, giải pháp đối với các đơn vị thuộc Bộ, Sở VHTTDL, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, Sở VHTT, Sở Du lịch các tỉnh, thành trực thuộc TƯ... xây dựng kế hoạch, chương trình và giải pháp thích hợp, huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đặc biệt các nguồn lực địa phương, tại chỗ. Ứng dụng khoa học, công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về văn hóa phục vụ yêu cầu phát triển xã hội.

Đặc biệt, sử dụng, đãi ngộ, phát huy nhân lực sáng tạo của các văn nghệ sĩ có đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; quan tâm, tạo điều kiện, môi trường, có cơ chế thích hợp phát huy tài năng, sáng tạo của các văn nghệ sĩ trẻ. Kịp thời khen thưởng bằng nhiều hình thức khác nhau, tôn vinh các văn nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật của đất nước. Xây dựng đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số, thực thi các chính sách khuyến khích họ trở về địa phương công tác. 

 “Quan tâm quy hoạch, dành quỹ đất, đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, đặc biệt các thiết chế văn hóa, thể thao tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ phát triển văn hóa, con người Việt Nam…”, Kế hoạch nêu rõ.

  ANH PHƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top