Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Xin đừng kỳ thị người Trung Quốc chỉ vì virus corona!

Thứ Bảy 01/02/2020 | 19:01 GMT+7

VHO- Cảnh giác với dịch bệnh để có biện pháp phòng, chống nhưng việc kỳ thị đối với người Trung Quốc liệu có hạn chế được lây nhiễm virus corona?

Người Hàn Quốc biểu tình kêu gọi cấm du khách Trung Quốc. Ảnh: AP

Tính đến thời điểm hiện tại, dịch viêm phổi do virus corona chủng mới đã ra khỏi biên giới Trung Quốc và lan ra hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện số người tử vong đã tăng lên 259 và đã lan đến 27 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhiều nước đang thực hiện nhiều biện pháp để phòng, chống dịch. Tuy nhiên, ở không ít các quốc gia, nhiều người Trung Quốc đang bị kỳ thị bởi họ được coi là nơi khởi phát và lây nhiễm dịch bệnh cho nhiều nước.

Những người Vũ Hán đang sống ở nước ngoài không liên quan đến dịch bệnh ở trong nước cũng đang bị kỳ thị khiến cuộc sống của họ trở nên rất khó khăn. Đến nỗi, trong buổi họp báo ngày 31/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, Chính phủ ra quyết định hồi hương vì công dân tỉnh Hồ Bắc, nhất là những người từ thành phố Vũ Hán, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn ở nước ngoài.

Nhiều công ty đã cho nhân viên là người Trung Quốc làm việc tại nhà, một số nước dừng hẳn các chuyến bay đến Trung Quốc và ngược lại. Nhiều nhà hàng ở một số nước đã có hẳn thông báo "Cấm người Trung Quốc", thậm chí có nhà hàng khi khách Trung Quốc vào đã hô lớn "Trung Quốc. Mời đi ra ngoài"; cùng ký tên đề nghị gửi lên Chính phủ kêu gọi cấm khách du lịch là người Trung Quốc… Một du khách Trung Quốc bị đuổi khỏi khách sạn ở Đà Nẵng vì khi họ đi khám, người đi cùng với người này bị giữ lại để cách ly khiến họ không chốn nương thân ở nơi "đất khách quê người"....

Cảnh giác với dịch bệnh để có biện pháp phòng, chống phù hợp là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan với tốc độ chóng mặt. Nhưng việc kỳ thị đối với người Trung Quốc - nơi được cho là khởi phát dịch bệnh viêm phổi do virus corona, liệu có hạn chế được lây nhiễm virus corona?
Chúng ta đã có rất nhiều bài học về sự kỳ thị những người bị nhiễm HIV và các loại dịch bệnh khác. Khi bị kỳ thị, những người bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh thường có tâm lý e ngại và giấu bệnh, thậm chí có phản ứng tiêu cực. Với những người có nguy cơ bị bệnh, họ không dám đi xét nghiệm vì sợ để lộ bệnh tật và phải chịu sự kỳ thị của cộng đồng. Còn với những nhiễm bệnh, cùng với sự mệt mỏi do bệnh tật lại phải chịu sự dò xét, kỳ thị của mọi người rất dễ khiến cho họ có tâm lý chán nản, từ chối điều trị, thậm chí còn có những phản ứng ngược để “trả thù”.

Và thực tế cho thấy, khi chúng ta dần cởi bỏ được sự kỳ thị, thì kết quả phòng chống những loại bệnh này khả quan hơn rất nhiều.

Với những người bị nhiễm virus corona hay những người đến từ vùng dịch nói riêng và những người Trung Quốc nói chung, thật ra họ đều là những nạn nhân. Bản thân họ, ai cũng muốn được sống khoẻ mạnh, không ai muốn mang trên mình bệnh tật. Khi bị sự kỳ thị, dò xét của cộng đồng, họ sẽ có những phản ứng để chống lại sự tiêu cực đó. Và mọi dữ liệu về họ, trong đó có những dữ liệu liên quan đến dịch sẽ bị đóng kín. Chắc chắn khi đó, nguy cơ lan truyền dịch bệnh và phòng chống dịch trở nên rất khó khăn, chưa nói đến việc tạo điều kiện để dịch bệnh lan truyền và khó kiểm soát.

Vì thế, những người Trung Quốc cũng cần được đối xử như những người bình thường khác. Và chỉ khi đó, họ mới sẵn sàng phối hợp, hợp tác trong việc phòng chống bệnh. Họ không cần phải giấu giếm thân phận, hành trình hoạt động trước đó cũng như các triệu chứng mà chính bản thân họ với cảm nhận rõ nhất.

Chưa kể đến việc nhiều nước áp dụng những lệnh cấm tuyệt đối đi lại với Trung Quốc cũng sẽ gây nhiều khó khăn không chỉ về mặt kinh tế, mà quan trọng hơn là sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc phòng chống dịch, trong khi những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch đang rất cần sự hỗ trợ, cứu trợ.

Trong ngày hôm qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã phát cảnh báo toàn cầu về dịch viêm phổi do virus corona chủng mới. Điều đó có nghĩa mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có cùng nguy cơ bùng phát dịch. Vì thế, dù Trung Quốc là nơi khởi phát dịch nhưng cũng không có nghĩa là dịch sẽ không bùng phát ở bất kể nước nào. Và cũng không có nghĩa là người dân Trung Quốc bị kỳ thị khi dịch bùng phát thì người dân nước khác khi có dịch sẽ  không bị kỳ thị.

Và không chỉ là dịch viêm phổi do virus corona, mà trước diễn biến bất thường của thiên nhiên, thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Liệu hôm nay tránh được dịch bệnh, ngày mai chúng ta có thể tránh được động đất, núi lửa, sóng thần... Không ai có thể nói trước được điều gì, nhưng việc mà chúng ta có thể làm được và nên làm là dù người là ở nước nào, thì ai cũng đáng thương như nhau, cũng cần được giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Vì thế, việc cần làm lúc này là cùng chung tay tìm ra các biện pháp phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh một cách hiệu quả nhất, thay vì kỳ thị những người Trung Quốc chỉ bở đó là nơi khởi phát dịch.

Trong thời đại văn minh, chúng ta đang nỗ lực để chống nạn phân biệt chủng tộc, phát huy quyền con người thì dù ai, ở quốc gia nào trên thế giới cũng đều có quyền được sống hạnh phúc, được giúp đỡ và được tôn trọng.

VOV.VN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top