Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Tết ông Công ông Táo, vàng mã giảm nhiệt

Thứ Tư 03/02/2021 | 11:29 GMT+7

VHO- Cận kề 23 tháng Chạp, dịch Covid-19 bùng phát khiến thị trường vàng mã trở nên trầm lắng. Ghi nhận tại phố Hàng Mã, “thủ phủ” buôn bán mặt hàng này, không khí không còn cảnh đông đúc, chen vai thích cánh như mọi năm.

 Đồ lễ cúng ông Công, ông Táo năm nay được cải tiến đẹp hơn về chất liệu, mẫu mã phong phú Ảnh: INTERNET

 Những ngôi làng chuyên sản xuất vàng mã lớn như Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội)... cũng thưa thớt thương lái ra vào.

Người dân chỉ mua vừa đủ

Ông Nguyễn Quốc Huy, Trưởng Phòng Nếp sống văn hóa, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTTDL cho biết, ghi nhận từ thực tế cho thấy, thị trường đồ vàng mã dịp Tết ông Công ông Táo cũng như Tết Nguyên đán năm nay đã trầm lắng hơn hẳn so với những năm trước. Công tác tuyên truyền thường xuyên được đẩy mạnh, cùng với nhiều văn bản định hướng, chỉ đạo từ Bộ VHTTDL, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, cơ sở thờ tự, di tích… việc hạn chế đốt đồ vàng mã ở nhiều nơi đã chuyển biến tích cực. “Bối cảnh Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi, người dân chấp hành nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch, nhu cầu sử dụng đồ vàng mã trong dịp Tết cổ truyền cũng giảm mạnh. Người dân hầu như chỉ mua vừa đủ, các mặt hàng đồ mã kích cỡ lớn không còn tiêu thụ số lượng nhiều như trước”, ông Nguyễn Quốc Huy nhấn mạnh.

Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào ngày 4.2. Do đặc thù công việc cuối năm bận rộn nên nhiều gia đình đã tranh thủ hai ngày nghỉ cuối tuần trước đó để đi sắm Tết. Khảo sát trên thị trường Hà Nội tại các tuyến phố, khu chợ chuyên kinh doanh đồ mã, các mặt hàng phục vụ lễ 23 tháng Chạp được bày bán khá đa dạng, chủ yếu là đồ vàng mã truyền thống như bộ Táo Quân, thần linh, cá chép giấy, tiền vàng... Năm nay, giácảcác mặt hàng không cónhiều biến động. Bộvàng mãcúng ông Công, ông Táo chỉ từ30 nghìn đến 200 nghìn đồng, tùy chất liệu vàkích cỡ; bộ quần áo mã từ10 đến 25 nghìn đồng; ngựa giấy từ30 đến 100 nghìn đồng/con; tiền vàng, thỏi vàng thần tài cógiákhoảng 25 nghìn đồng…

Theo các tiểu thương trên phố Hàng Mã, năm nay đồ lễ cúng ông Công, ông Táo được cải tiến đẹp hơn về chất liệu, mẫu mã phong phú. Tuy nhiên, sức mua của người dân thì không dồi dào như mọi năm. “Phần lớn các hộ gia đình chỉ mua một bộ đồ lễ cúng ông Công ông Táo cỡ trung và nhỏ; những bộ cỡ lớn, chất liệu đẹp, trang trí tỉ mỉ rất ít người mua. Dịp cuối tuần, số người đi sắm Tết tăng cao, tuy nhiên cũng không nhộn nhịp, sôi động bằng mọi năm”, ông Nguyễn Văn Hùng, người kinh doanh trên phố Hàng Mã cho biết.

Lượng “cung” sẽ điều chỉnh để thích ứng nhu cầu

Từ cách đây cả tháng, những người dân ở các làng nghề Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) đã bắt đầu “chạy đua” để tiêu thụ hết hàng trước khi đóng cửa đón Tết. Nhưng những tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho những tính toán của làng nghề không được như dự kiến. Đặc biệt, cận ngày 23 tháng Chạp, Song Hồ rơi vào cảnh ế ẩm bởi nhiều xe hàng đi các tỉnh có dịch như Quảng Ninh, Hải Dương đến phút cuối đã... quay đầu.

Thực tế này hoàn toàn khác với mọi năm luôn tấp nập xe cộ qua lại vào dịp 23 Tết. Bà N.L.T, chủ một cơ sở sản xuất vàng mã ở làng Song Hồ chia sẻ, dù đã nằm trong tính toán nhưng do hầu hết các hộ gia đình làm nghề đều đã bắt đầu vụ sản xuất từ vài tháng trước, nên khi dịch Covid-19 bất ngờ quay trở lại, diễn biến phức tạp đã khiến cho nhu cầu và tỉ lệ tiêu thụ hàng giảm mạnh. “Những ngày trước khi dịch bùng phát, từ các địa phương, thương lái tìm đến hoặc gọi điện đặt hàng liên tục, chúng tôi phải hoạt động hết công suất để kịp đáp ứng các nhu cầu. Thế nhưng, do dịch nên nhiều đơn hàng bị hủy do hạn chế đi lại giữa các tỉnh...”, bà N.L.T cho biết.

Đa phần người làm nghề vàng mã cũng đều cho rằng, do dịch Covid-19 nên chi phí nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến thu nhập từ sản xuất đồ mã, vàng mã cũng không được nhiều như trước đây. Bên cạnh những mặt hàng đặc thù chuyên đáp ứng nhu cầu dịp lễ Tết cổ truyền, các làng nghề cũng đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng khác như ngựa, ô tô, nhà lầu, xe hơi, thậm chí cả… trực thăng, xe phân khối lớn. Tuy nhiên năm nay, số đơn đặt hàng ngay từ đầu mùa đã ít hơn hẳn. Một cơ sở sản xuất cho biết thêm, cũng có một số đơn hàng đặt làm đồ mã cỡ đại, nhưng chủ yếu phục vụ các đàn lễ ở một số đền, phủ. Còn lại, tại các chùa và tư gia, lượng mua dâng cúng và đốt giảm đi trông thấy. Từ thực tế này, đa số các hộ gia đình sản xuất và các cơ sở kinh doanh đều cho biết sẽ điều chỉnh lại số lượng hàng sản xuất, hàng nhập vào năm sau, sao cho phù hợp với nhu cầu tâm linh của người mua, không bị ế thừa.

Ông Nguyễn Quốc Huy cho biết, thực tế ghi nhận đã có nhiều chuyển biến trong việc sử dụng đồ mã, vàng mã của người dân và tại các cơ sở thờ tự theo chiều hướng giảm đi. Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền, khuyến nghị người dân không sử dụng số lượng lớn đồ mã, vàng mã sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm. 

 HOÀNG NGÂN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top